Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Top trung tâm du học uy tín hiện nay – Địa chỉ du học 2021

Cùng với xu hướng du học phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, các trung tâm du học ngày càng được mở rộng về hệ thống, nâng cao chất lượng tư vấn, giữ vai trò “cầu nối”, giúp học sinh định hướng tương lai và “hiện thực hóa’ ước mơ du học. Vậy hiện nay có những trung tâm tư vấn du học nào uy tín? Đơn vị nào đem đến dịch vụ tốt và mức chi phí phải chăng? Trung tâm nào được học sinh và phụ huynh tin tưởng và chọn lựa? cùng tuhocielts.vn tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.

Top trung tâm du học uy tín hiện nay – Địa chỉ du học 2021
Top trung tâm du học uy tín hiện nay – Địa chỉ du học 2021

1. Trung tâm tư vấn du học Thanh Giang

Thành lập năm 2011, Trung tâm tư vấn du học Thanh Giang trực thuộc tập đoàn Tư vấn Du học – XKLĐ Thanh Giang Conincon. Thực hiện sứ mệnh “Kiến tạo tương lai thành công vượt trội cho thế hệ trẻ Việt Nam”, Thanh Giang đem đến dịch vụ tư vấn du học chất lượng, hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh, sinh viên Việt Nam “hiện thực hóa” ước mơ du học với lộ trình PHÙ HỢP và TIẾT KIỆM nhất.

1.1. Liên kết với 300 trường danh tiếng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn du học, Thanh Giang là đại diện tuyển sinh của hơn 300 trường Đại học, Cao đẳng danh tiếng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Úc, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Canada…và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, Thanh Giang có thế mạnh trong tư vấn du học Nhật Bản Thanh Giang và du học Hàn Quốc. Đây là hai quốc gia du học lý tưởng, thu hút nhiều bạn trẻ chọn lựa hiện nay.

1.2. Dịch vụ tư vấn trọn gói từ A-Z

Đến với Thanh Giang, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tư vấn tận tình và trách nhiệm. Trung tâm hỗ trợ cho học viên từ A-Z các bước trong hành trình du học, từ tạo dựng kế hoạch, đào tạo tiếng, định hướng ngành học đến hoàn thiện thủ tục – hồ sơ, cấp visa thị lực.

Du học tại THANH GIANG
Du học tại THANH GIANG

Đặc biệt hơn, Thanh Giang còn đồng hành với học sinh trong quá trình học tập tại nước ngoài, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, giúp học sinh nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống và học tập.Đây là ưu điểm của Thanh Giang so với nhiều đơn vị tư vấn du học khác trên thị trường.

1.3. Hỗ trợ và giải quyết “bài toán kinh tế”

Bên cạnh đó, hiểu được những khó khăn về tài chính của học sinh và gia đình, Thanh Giang nỗ lực tìm kiếm các chương trình du học giá rẻ, chương trình học bổng,  hỗ trợ tài chính…giúp bạn tiết kiệm chi phí du học hiệu quả. Một số chương trình du học giá rẻ nổi bật tại Thanh Giang là Học bổng Báo, Học bổng Điều dưỡng, Học bổng Nhà hàng…giúp bạn đi du học với mức phí tiết kiệm nhất.

Đặc biệt hơn, Thanh Giang còn đồng hành với học sinh trong quá trình học tập tại nước ngoài, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, giúp học sinh nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống và học tập.Đây là ưu điểm của Thanh Giang so với nhiều đơn vị tư vấn du học khác trên thị trường.

2. Công ty tư vấn du học Vietint

Vietint được thành lập vào tháng 8/2005 bởi các thành viên đã tốt nghiệp hạng ưu tại các trường đại học nổi tiếng tại Anh Quốc. Đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm học tập và làm việc tại nước ngoài, cùng vốn kiến thức sâu rộng cũng như sự chuyên nghiệp trong tư vấn giáo dục, giúp hàng nghìn sinh viên Việt Nam thực hiện ước mơ du học và tỏa sáng tại môi trường học tập năng động tại các quốc gia trên thế giới.

Trung tâm chú trọng đến việc chia sẻ kinh nghiệm thực tế, giúp bạn có sự chọn lựa tốt và phù hợp nhất.

Trong suốt quãng thời gian hoạt động, Vietint đã trở thành đơn vị tư vấn du học Anh hàng đầu, được đông đảo phụ huynh và các bạn học sinh tin tưởng. Thực tế, đã có hàng ngàn lượt học sinh được Vietint giới thiệu tới các trường đại học chất lượng.

3. Công ty du học Á – Âu

Đây cũng là một trong những đơn vị uy tín, đem đến dịch vụ tư vấn du học hàng đầu Việt Nam. Sau 17 năm hoạt động, Á – Âu đã có những bước phát triển vững chắc, đưa được hàng chục nghìn lượt học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tập tại nhiều quốc gia tiên tiến như Mỹ, Canada, Úc, Singapore, Anh, Thụy Sĩ…Những thành quả này khẳng định chất lượng dịch vụ, uy tín và tính hiệu quả trong quá trình tư vấn của Á – Âu.

Đến với Á – Âu, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ về khóa học, ngành học, hệ thống giáo dục của mỗi nước. Tư vấn chọn trường, chọn ngành, chi phí và lộ trình du học phù hợp, giúp bạn hiểu đúng và xác định lộ trình du học phù hợp nhất với năng lực và tài chính.

4. Công ty tư vấn du học và dịch thuật Âu Mỹ

Trung tâm tư vấn du học Âu Mỹ – AMEC là cầu nối chắp cánh ước mơ, hoài bão cho những bạn trẻ Việt Nam có mong muốn học tập tại những quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu trên thế giới.

Hiện AMEC là đại diện tuyển sinh cho hơn 250 tổ chức giáo dục quốc tế, trường trung học và cao đẳng, đại học danh tiếng của Anh, Mỹ, Uvs, Nhật Bản, Hàn Quốc…Từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã làm thủ tục cho hàng trăm du  học sinh đi học các chương trình như đào tạo ngoại ngữ, phổ thông, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ…

Trung tâm du học Âu Mỹ cũng đem đến nhiều chương trình học bổng hấp dẫn, đồng thời tư vấn tài chính du học và hướng dẫn học sinh hoàn thành thủ tục visa nhanh chóng nhất.

Trên đây là những trung tâm tư vấn du học uy tín, được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và nhận được sự tin tưởng của nhiều học sinh cũng như phụ huynh. Hi vọng đây là nguồn tham khảo hữu ích cho những bạn trẻ đang tìm kiếm một địa chỉ tư vấn du học uy tín.



source https://www.tuhocielts.vn/top-trung-tam-du-hoc-uy-tin-hien-nay-dia-chi-du-hoc-2021/

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

Cách viết mẫu đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh ngắn gọn

Ngày nay, làm việc và học tập trong môi trường tiếp xúc với người nước ngoài là rất phổ biến. Vì vậy, bên cạnh việc có thể nghe, nói, đọc hiểu tiếng Anh, bạn còn cần phải học một số cách sử dụng tiếng Anh trong các trường hợp đặc biệt như viết thư thương mại, viết mẫu đơn xin nghỉ phép,…

Trong bài viết hôm nay, tuhocielts.vn sẽ giới thiệu cách viết mẫu đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh ngắn gọn. Hãy cùng theo dõi bài viết để tham khảo nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh
Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh

1. Những việc nên làm trước khi xin nghỉ phép

Thông báo sớm cho người quản lý

Nếu việc đó đã được lên lịch từ trước và bạn biết bạn sẽ phải vắng mặt vào ngày đó, hãy thông báo sớm cho người quản lý để họ có thể sắp xếp công việc và lịch trình.

Nếu trường hợp của bạn là bất khả kháng như chữa bệnh, chăm sóc người ốm đừng vì vội vàng quá mà quên xin phép nghỉ với người quản lý nhé. Bạn có thể gửi mail, tin nhắn hoặc thậm chí là gọi điện thoại để xin phép ngay lúc đó và sau đó gửi đơn xin nghỉ phép một cách nhanh chóng nhất có thể.

Thành thực về lý do và thời gian nghỉ phép

Trung thực và trình bày chính xác lí do và thời gian nghỉ phép của bạn. Bạn có thể không cần trình bày có cụ thể, chỉ cần đáp ứng đủ các yêu cầu để sếp bạn có thể tin tưởng và sắp xếp công việc.

Đưa ra các kế hoạch xử lý công việc của bạn khi bạn vắng mặt

Hãy để quản lý của bạn biết bạn có kế hoạch phân phối công việc của mình trong kỳ nghỉ phép. Bạn có thể thỏa thuận với thành viên khác trong nhóm để họ tiếp nhận công việc của bạn, xử lý công việc từ xa nếu có thể,… hãy cho họ thấy bạn chủ động, có trách nhiệm và quan tâm đến công việc của mình.

2. Cách viết mail xin nghỉ phép bằng tiếng Anh

Giống như viết email bằng tiếng Việt, bạn cần phải tuân theo một số quy tắc để đảm bảo rằng nó được trình bày một cách rõ ràng và chuyên nghiệp.

Xem ngay bài viết: Hướng dẫn các bước viết Email tiếng Anh chuyên nghiệp

  • Tiêu đề email: Tùy thuộc vào hoàn cảnh, hãy viết một tiêu đề xin nghỉ phép phù hợp với lý do nghỉ phép của mình. Hoặc chỉ đơn giản là đặt tiêu đề email là: Requesting leave of absence (Yêu cầu nghỉ phép) – [Tên của bạn]
  • Lời chào: Ngay cả khi bạn là bạn bè, có quan hệ tốt với sếp thì phải cần phải có lời chào đúng cách trong một email chính thức. Mở đầu bằng: Dear sir , Dear Ms/Mr [Tên sếp] hay điều gì đó tương tự.
  • Đoạn mở đầu: Bắt đầu email của bạn với yêu cầu xin nghỉ cũng như thời gian bạn xin nghỉ (ngày bắt đầu và kết thúc)
  • Nội dung: Giải thích rõ ràng lý do tại sao bạn cần những ngày nghỉ này. Điều này giúp hạn chế những hiểu lầm có thể xảy ra giữa bạn và sếp bởi họ hiểu được vì sao bạn lại đưa ra yêu cầu này.
  • Đoạn cuối cùng: Ở đây bạn sẽ giải thích cách công việc được giải quyết khi bạn vắng mặt, cách bạn lên kế hoạch để công việc có thể được tiếp nhận bởi một người khác dễ dàng nhất (ví dụ như ghi chú chi tiết về dự án đang phụ trách,..). Và đừng quên cách có thể liên hệ với bạn trong trường hợp khẩn cấp.
  • Kết luận: Kết thúc email của bạn với lời cảm ơn công ty và sếp xem xét yêu cầu của bạn. Tên và chữ ký của bạn.

3. Một số cấu trúc câu và lưu ý khi viết thư

Khi viết thư xin nghỉ phép bạn cần lưu ý 2 tiêu chí quan trọng sau:

  • Tiêu đề thư nên rõ ràng: Một điều cần thiết và vô cùng quan trọng là tiêu đề thư nên rõ ràng về mục đích xin nghỉ phép của bạn. Nhiều nhà quản lý thậm chí chỉ để ý mỗi tiêu đề và lý do xin nghỉ phép do họ không có nhiều thời gian. 
  • Nội dung cần ngắn gọn: nên đề cập vào nội dung chính là nêu thời gian và lý do nghỉ phép. Không cần nhắc lại quá nhiều nội dung trong email.

3.1. Một số cấu trúc câu để viết lý do

Bạn có thể tham khảo các mẫu câu nêu lý do xin nghỉ phép một cách lịch sự và hợp lý như dưới đây:

  • I would like to ask permission for a day off from work on ….. (date) because ….. (reason)

Tôi viết thư này để xin phép (ông) bà cho tôi nghỉ một ngày vào …. (ngày) vì ….(lý do).

  • I am writing to request your approval for a day off on ….(date) for a family matter.

Tôi viết thư này để xin phép nghỉ một ngày vào ngày …. vì lý do gia đình.

  • I am writing this letter to let you know that I am in need of a long-term leave, from …. to… (date)

Tôi đang viết thư này để cho anh biết rằng tôi thật sự cần nghỉ phép dài hạn, từ… đến… (ngày).

  • I am writing to request your approval for …. day leave for … (reason)

Tôi viết thư này để mong anh đồng ý cho tôi nghỉ phép …. ngày vì … (lý do).

  • I am writing this letter to inform you that I need to take a day of absence on the … (date) of this month

Tôi viết thư này để thông báo với anh rằng tôi cần nghỉ một ngày vào ngày… tháng này.

  • I request you to grant me … days of emergency leave for this reason.

Tôi mong anh cho tôi nghỉ phép … ngày vì lý do khẩn cấp này.

  • I am writing this letter to let you know about my requirement for an important unexpected leave.

Tôi viết thư này để anh biết về mong muốn xin nghỉ phép quan trọng và bất ngờ của tôi.

  • This letter concerns my request regarding my leave from … to …(date)

Thư này là về việc tôi xin nghỉ phép từ ngày… đến ngày …

3.2. Đặt tiêu đề thư xin nghỉ phép như thế nào?

Tiêu đề thư là phần bắt buộc phải có trong mỗi bức thư. Một tiêu đề thư hoàn chỉnh là một tiêu đề nói lên được nội dung chính và đầy đủ của bức thư. Chúng ta có những cách đặt tiêu đề như sau:

  • Cách 1: [Reason] leave application

Ví dụ: Maternity leave application, Sick leave application,…

  • Cách 2: [Tên nhân viên] – Ask for ….leave on/from… to….

Ví dụ:Nguyen Van A – Ask for sick leave on 23rd May 2019

Tuy nhiên, nên ưu tiên đặt tiêu đề theo cách thứ hai, do tiêu đề này chứa đầy đủ nội dung chính cần thiết để Giám đốc/Quản lý có thể ngay lập tức nắm được nội dung bức thư.

4. Mẫu đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh

Sau đây, tuhocielts.vn sẽ cung cấp các mẫu đơn xin nghỉ phép tham khảo bằng tiếng Anh. Dựa vào mẫu này, bạn có thể tự viết cho mình một bức thư hoàn chỉnh.

4.1. Mẫu đơn xin nghỉ bệnh

Mẫu 1

Employee Name:……………………………………………………………………………………………

Employee Address:………………………………………………………………………………………..

Employee Personal Phone Number:……………………………………………………………………

Position:………………………………………………………………………………………………………..

Date:…………………………………………………………………………………………………………….

Department:………………………………………………………………………………………………….

Subject: Nguyen Van B – Ask for wedding leave application

from 12nd to 15th December 2019

Dear Mr. A,

I would like to request a leave of absence, from December 12nd to December 15th. The reason is that I have caught the flu yesterday, December 11st, so, I will need to take a rest at home. Please let me know if I can provide any further information regarding this request.

Thank you very much for your consideration.

With kind regards,

Nguyen Van B

Bài dịch:

Tên nhân viên:……………………………………….. ………………………………………….. ……..

Địa chỉ nhân viên: ……………………………………….. ………………………………………….. ….

Số điện thoại cá nhân của nhân viên: ……………………………………… ……………………………

Chức vụ:………………………………………… ………………………………………….. …………………

Ngày:………………………………………… ………………………………………….. ……………………..

Phòng ban: ………………………………………… ………………………………………….. …………..

Tiêu đề: Nguyễn Văn B – Đơn xin nghỉ phép do bận việc cưới xin

từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 12 năm 2019

Kính gửi thưa ông A,

Tôi muốn xin nghỉ phép, từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 15 tháng 12. Lý do là tôi đã bị cúm vào ngày hôm qua, ngày 11 tháng 12, và vì vậy, tôi sẽ cần nghỉ ngơi tại nhà. Xin ông vui lòng cho tôi biết rằng liệu tôi có cần cung cấp thêm thông tin liên quan đến yêu cầu này hay không.

Xin cảm ơn ông rất nhiều.

Trân trọng,

Nguyễn Văn B

Mẫu 2

Subject: Requesting a leave of absence

Dear Mr. Smith:

I would like to request a leave of absence for medical reasons. I will be having hernia surgery on September 1 and expect to return to work approximately three weeks later.

I can provide written documentation from the surgeon, if necessary.

Thank you very much for your consideration.

Sincerely,

Your Name

4.2. Mẫu xin nghỉ phép để đi du lịch

Mẫu 1

Subject: Application of leave for 10 days.

Dear Sir,

I wish to apply for 10 working days leave from the 15th of August 2013 till the end of the month (15th – 30th August 2013) as I am going on a family vacation.

I would like to have your approval on my leave of 10 days. All my responsibilities and the outstanding work will be taken care of by me before I leave.

Looking forward to a positive reply at the earliest!

Thanking you.

Yours sincerely,

Ramesh Iyer.

Content Manager.

Mẫu đơn xin nghỉ việc để đi du lịch
Mẫu đơn xin nghỉ việc để đi du lịch

Mẫu 2

Dear Mr./Ms. Last Name:

I would like to request a thirty-day leave of absence for personal reasons. If possible, I would like to leave work on July 1 and return on August 1.

If approved, I will be traveling during this period, but I would be glad to assist with any questions via email or phone.

Thank you very much for your consideration.

Sincerely,

Your Signature (hard copy letter)

Your Typed Name

4.3. Mẫu xin nghỉ phép vì lý do gia đình

Subject: Requesting a leave of absence

Dear Mr/Mrs _____,

I am writing to request your approval for a day off on [ngày] for a family matter.

Thank you very much for your consideration and I am looking forward to your decision at your earliest convenience.

Sincerely,

[tên của bạn]

4.4. Mẫu đơn xin phép nghỉ học

Date: (Ngày tháng viết đơn)

Title: Letter requesting for (số ngày muốn nghỉ, ví dụ: one, two…) of leaving

Content:

My name is (…) and I’m in class (…). I would like to request from you to allow me to have a (…) day(s) (nếu là trên 2 ngày thì phải có s ) leave. I would like to use this time to be able to use this free time for me to recover myself (hoặc bất cứ lý do nào khác bạn muốn). Due to my health is in bad condition, I may not be able to come back to school until I get better. I will just use my leave credits in exchange for these requests if this will not be granted. Hoping for your feedback with regards to my concern.

Thank you and regards,

Tên bạn.

5. Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh

Đơn xin nghỉ việc tiếng Anh hay còn có tên gọi khác là Letter of resignation, Goodbye Letter hoặc Farewell Letter và chắc chắn một việc là thay vì viết bằng Tiếng Việt – thứ ngôn ngữ mẹ đẻ thì bạn phải viết hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Thông qua lá đơn đó, bạn bày tỏ nguyện vọng được thôi công việc hiện tại và mong sếp sẽ chấp thuận. Ở phần này tôi xin đưa ra 2 mẫu đơn xin nghỉ việc bằng Tiếng Anh tới các bạn.

5.1. Một số cụm từ thông dụng thường được dùng trong đơn xin nghỉ việc

  • Resign: từ chức, xin thôi việc
  • Resignation letter = Letter of Resignation: đơn xin nghỉ việc
  • I made a difficult decision, sir and here is my letter of resignation: Thưa ngài tôi đã có một quyết định khó khăn và đây là lá đơn xin nghỉ việc của tôi.
  • I quit because I want to spend more time for my parents: Tôi xin nghỉ việc bởi vì tôi muốn dành nhiều thời gian chăm sóc bố mẹ mình hơn.
  • I want to change my environment: Tôi muốn thay đổi môi trường làm việc của mình
  • I quit because I want to try something different: Tôi nghỉ việc vì tôi muốn có cơ hội thử một công việc khác)

5.2. Mẫu đơn xin nghỉ việc bằng tiếng Anh

Mẫu 1

Họ tên đầy đủ của bạn

Tên của công ty

Ngày tháng năm bạn viết đơn

Dear Mr. [tên quản lý của bạn]

Tiêu đề:  Letter of resignation from the post of [điền vị trí công việc của bạn vào đây] from [tên công ty].

I hereby tender my resignation from the position of [vị trí công việc của bạn] from [ngày mà bạn sẽ nghỉ việc]. This may kindly be treated as my notice period and be relieved from [ngày mà bạn sẽ nghỉ việc].

This decision has been very difficult for me. However, I have been offered an opportunity that I feel with assisting me in my career growth.

As detailed in the employment contract I once again request you to treat this as my notice period and relieve me from the closing hours from my duties on  [ngày nghỉ việc].

At the outset, I would like to thank my management and all my colleagues for the extraordinary support rendered to me in fulfilling the tasks given to me during the tenure of my office in this company.

Thanking you in advance.

Yours sincerely

[Chữ ký của bạn]

Đơn xin nghỉ việc tiếng anh
Đơn xin nghỉ việc tiếng anh

Mẫu 2

Dear Mr./Ms. [tên của quản lý hay giám đốc]

I would like to inform you that I am resigning from my position as [vị trí công việc mà bạn đang đảm nhận] for the [tên của công ty bạn đang làm việc] , effective [ngày tháng bạn sẽ thôi việc].

I wish to thank you in particular and all my colleagues for the opportunities given to me for the professional and personal development that I had undergone during the last five years. I have enjoyed every moment of working for this company and appreciate the support provided me during my tenure with the company.

If I can be of any help during this transition, please let me know.

Sincerely,

[Chữ ký của bạn]

Trên đây tuhocielts.vn đã cung cấp các cấu trúc viết cũng như mẫu thư xin nghỉ phép bằng tiếng Anh. Bạn có thể dựa vào đó để viết cho mình một đơn xin nghỉ phép gửi đến sếp, giáo viên của bạn. Nếu có bất kì thắc mắc gì đừng ngần ngại để lại comment bên dưới, tuhocielts.vn sẽ giải đáp một cách nhanh chóng nhất.



source https://www.tuhocielts.vn/cach-viet-don-xin-nghi-phep-bang-tieng-anh/

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Tặng 100% Lệ phí thi IELTS trị giá 4.750.00 VNĐ từ IELTS Vietop – Duy nhất tại tuhocielts.vn

Quà tặng: LỆ PHÍ THI IELTS TRỊ GIÁ 4.750.000 VNĐ
(*Số lượng có hạn)
Hạn đến: 31-01-2021
Mục ưu đãi: Giáo Dục
Đối tác: Trung tâm Anh ngữ Vietop – IELTS Vietop

ƯU ĐÃI CUỐI NĂM – TẶNG LỆ PHÍ THI IELTS 4.750.000 VNĐ KHI ĐĂNG KÍ HỌC TẠI IELTS VIETOP (*)

️Bạn là một thành viên của Tuhocielts.vn, bạn sẽ có cơ hội nhận được ưu đãi Tặng lệ phí thi IELTS lên đến 4.750.000VNĐ từ Trung tâm Anh ngữ Vietop. Thời hạn áp dụng: Tại khu vực TP.HCM diễn ra từ ngày 22/12/2020 – 31/12/2021.

(*) Chương trình áp dụng cho học viên đăng ký khoá học IELTS bất kì tại Vietop, vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết hơn.

TẠI SAO NÊN CHỌN IELTS VIETOP?

  • Vietop sở hữu đội ngũ giáo viên trình độ cao (8.0-8.5 IELTS), giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • CAM KẾT ĐẦU RA 7.0 IELTS, bất chấp mất gốc đạt 7.0 IELTS chỉ sau tối đa 12 tháng.
  • HỌC LẠI MIỄN PHÍ đến khi đạt điểm mục tiêu.
  • Lớp học SĨ SỐ ÍT, học viên lớp cùng trình độ
  • Thời gian học rút ngắn: 3 buổi/1 tuần hoặc 5 buổi/1 tuần

Để biết thêm chi tiết về khóa học, ưu đãi và đăng ký nhận tư vấn miễn phí, bạn có thể liên hệ thông qua:

Thông tin IELTS Vietop – Trung tâm luyện thi IELTS uy tín TP.HCM

Thông tin IELTS Vietop - Trung tâm luyện thi IELTS uy tín TP.HCM
Thông tin IELTS Vietop – Trung tâm luyện thi IELTS uy tín TP.HCM
  • Cơ sở 1: 70 Hoa Cúc, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Cơ sở 2: 488/13 Cộng Hoà, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM
  • Cơ sở 3: 664 Lê Quang Định, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM
  • Cơ sở 5: 769 Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM
  • Hotline liên hệ: 0899 172 277
  • Website: https://www.ieltsvietop.vn/
  • Fanpage IELTS Vietop: https://www.facebook.com/ieltsvietop/


source https://www.tuhocielts.vn/tang-le-phi-thi-ielts-tu-ielts-vietop/

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Động lực nào tạo hứng thú và thói quen học tốt tiếng Anh khi bế tắc

Bạn đang thiếu niềm tin, thiếu động lực và ngày càng lười học tiếng Anh? Trong cuộc sống sẽ có những lúc bế tắc và không muốn tiếp tục theo đuổi mục tiêu nào đó. Đặc biệt với ngôn ngữ, bạn phải học rất nhiều, rất lâu nhưng vẫn không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên đừng nản chí, hãy cùng tuhocielts.vn tìm hiểu và lấy lại động lực tạo hứng thú và thói quen học tốt tiếng Anh trong bài viết hôm nay.

Bế tắc khi học tiếng Anh
Bế tắc khi học tiếng Anh

1. Tại sao bạn thiếu động lực học tiếng Anh?

  • Học tiếng Anh một cách gượng ép.

Khi tự bắt ép mình học một cách máy móc, ngồi vào bàn, học thuộc long, bài đọc dài hàng trang, những cấu trúc ngữ pháp khô khan,…bạn sẽ dễ chán nản và khi nghĩ đến tiếng Anh bạn chỉ thấy sự gượng ép. Bạn chưa tìm thấy được niềm vui với ngôn ngữ.

  • Không thấy được lợi ích trước mắt của việc học và không áp dụng được kiến thức mình học.

Học tập rất mệt mỏi, việc quá tập trung vào học ngữ pháp tiếng Anh làm bạn cảm thấy mình không áp dụng được gì đã học trong việc cải thiện tiếng Anh, không thấy được sự tiến bộ ngay.

Nhưng học ngôn ngữ là cả một quá trình dài, hãy bỏ ra 30 phút để luyện mỗi ngày, học 5-10 từ vựng mỗi ngày sẽ giúp bạn tiến bộ, đạt được những lợi ích sau này.

2. Cách tạo thói quen học tiếng Anh tốt

Để không chán nản, bạn phải có một mục tiêu đủ lớn để kích thích bản thân vươn lên, nhưng cũng cần những mục tiêu nhỏ để bạn có thể hoàn thành trong thời gian ngắn.

Việc chia nhỏ mục tiêu có thể thực hiện ngay trong 1 khoảng thời gian ngắn giúp bạn không còn lý do để trì hoãn. Và cứ như vậy, từng bước từng bước bạn sẽ hoàn thành mục tiêu lớn mình đặt ra.

2.1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng và khả thi 

Luôn duy trì sự tập trung sẽ giúp bạn loại bỏ sự trì hoãn. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu không đơn thuần chỉ là bạn đưa ra 1 mục đích của việc học tiếng Anh, ví dụ: Học để sử dụng tiếng Anh thành thạo, mà cần thực hiện theo các bước.

Các bước thiết lập mục tiêu

Bước 1: Bạn xác định mục tiêu học tiếng Anh lớn nhất mà bạn mong muốn đạt được

Xác định mình muốn gì

Bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:

  • Have: bạn muốn có gì? (ví dụ: 1 công việc trong một công ty đa quốc gia,…)
  • Accomplish: bạn muốn hoàn thành điều gì? (ví dụ: chinh phục được chứng chỉ IELTS 7.0,…)
  • Experience: bạn muốn trải nghiệm những gì? (ví dụ:1 chuyến du lịch châu Âu,…)
Xác định năng lực mình đang ở đâu để đạt mục tiêu và tìm cách học phùu hợp

Bạn có thể tham khảo 2 cách sau đây để xác định năng lực bản thân:

  • Cách 1: Làm các bài test trình độ trên các trang website uy tín
  • Cách 2: Với các bạn có trình độ nhất định, muốn đánh giá chính xác năng lực của mình thì các bạn có thể tham dự thi lấy các chứng chỉ TOEIC, IELTS, TOEFL,….

Xem ngay bài viết: So sánh TOEIC, TOEFL, IELTS và nên học gì tốt

Thiết lập mục tiêu dài hạn

Khi bạn đã hiểu rõ được mình muốn gì và khả năng của mình đang ở đâu, bạn sẽ xác định mục tiêu học tiếng Anh rõ ràng và khả thi cho bản thân.

Hãy viết ra mục tiêu của bạn theo cấu trúc sau:

“Tôi muốn [đạt điểm chứng chỉ/ hoàn thành khóa học/ giao tiếp ở level thành thạo với người nước ngoài,…] trong vòng [x] tháng”

Ví dụ: Tôi muốn đạt được 6.5 điểm IELTS sau 6 tháng.

Mục tiêu thiết lập phải có thời hạn, đo lường được và càng cụ thể thì bạn càng gần hơn với việc đạt được mục tiêu đó.

Bước 2: Mục tiêu dài hạn được chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn

  • Xác định lộ trình học cụ thể
  • Xác định thời hạn cho từng bước trong lộ trình

2.2. Củng cố sự tự tin bằng cách đánh dấu sự tiến bộ của bạn qua từng ngày

Bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ phải hoàn thành mỗi ngày. Điều này giúp bạn xác định rõ bạn cần làm gì mỗi ngày và theo dõi được sự tiến bộ của bản thân qua từng ngày. Mỗi sự tiến bộ chính là một thành công nhỏ giúp bạn duy trì động lực học tiếng Anh.

Sau mỗi nhiệm vụ hay mục tiêu được hoàn thành, bạn hãy đánh dấu lại từng cột mốc dù nhỏ nhất. Để những lúc bạn chùn bước hay nản lòng, bạn chỉ cần nhìn lại hành trình bạn đã cố gắng, động lực học tiếng Anh sẽ hồi sinh trong bạn.

2.3. Tạo không gian học lý tưởng

Một không gian học dễ chịu chắc chắn sẽ tiếp thêm nguồn động lực học tiếng Anh, sự hứng khởi để bạn hoàn thành mục tiêu của bạn. Điều này phụ thuộc vào tính cách và sở thích của bạn hơn so với một tiêu chuẩn cụ thể.

Câu chuyện học tiếng Anh của tôi
Câu chuyện học tiếng Anh của tôi

Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng dưới đây:

  • Viết mục tiêu học tiếng Anh ra giấy note, và dán cẩn thận ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
  • Viết những câu nói tạo động lực học tiếng Anh mà bạn tâm đắc và dán ở góc học tập.
  • Dán ảnh thần tượng ở góc học tập, đặc biệt là những người giỏi tiếng Anh và thành công.
  • Màu sắc ở không gian học tập nên là các màu sáng, màu sắc tươi sáng giúp bạn tập trung và kích thích sự sáng tạo nhiều hơn các màu tối.
  • Một không gian ngăn nắp sẽ khiến bạn tập trung hơn là một không gian bừa bộn. Bởi vậy hãy thường xuyên sắp xếp không gian học tập của mình nhé.
  • Cất khỏi tầm mắt những vật khiến bạn phân tâm: một cuốn tạp chí, một cuốn truyện tranh hay máy chơi điện tử,…
  • Đảm bảo không gian học tập của bạn luôn có đủ ánh sáng và càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.

2.4. Câu nói tạo động lực học tiếng Anh hay

Một trong cách giúp vực dậy tinh thần, động lực chính là những câu nói, đặc biệt với những câu nói tiếng Anh, bạn vừa có thể học vừa có thể tạo động lực cho mình.

  • Real success is when you believe you won’t fail. The real failure is when you believe you can’t succeed.

Thất bại thật sự chỉ bắt đầu khi bạn tin rằng mình không thể thành công, thành công thật sự bắt đầu chỉ khi bạn tin mình không thể thất bại.

  • It’s hard to turn to a new chapter of life if you keep re-reading the old ones.

Thật là khó để sang một chương đời mới. Nếu cứ lật lại những trang kí ức xa xưa cũ kỹ.

  • The best way to get rid of a bad habit is not to make friends with it at first!

Cách tốt nhất để bỏ một thói hư tật xấu là đừng dại dột làm quen với nó từ đầu.

  • The best thing when you hit bottom is that now you have only one option: Go up!

Điều hay nhất khi xuống đáy vực, là kiểu gì bạn cũng phải leo lên!

  • Don’t start something you can’t finish. Finish all things you started. That’s the secret of a fulfilling life.

Đừng bắt đầu những thứ mà bạn không thể kết thúc, và hãy kết thúc những thứ bạn đã bắt đầu. đó là bí mật sống đời viên mãn!

  • Keep your face always toward the sunshine and shadows will fall behind you.

Hãy cứ nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ phải ở lại sau lưng!

  • Fear is temporary, regret is forever, just act now!

Nỗi sợ là tạm thời, hối hận thì còn mãi. hãy hành động ngay!

  • Confidence is simply changing yourself with new positive beliefs.

Tự tin đơn giản là… tự thay đổi bản thân bằng những niềm tin mới mẻ hữu ích.

  • A hard task should be done as soon as possible. Because the longer you wait, the harder it’ll become!

Nếu việc gì khó, hãy làm nó càng sớm càng tốt. Vì đặc tính của việc khó là càng để đó, sẽ càng khó!

  • A dream will only be a dream if you just sleep all day!

Ước mơ mãi sẽ chỉ là mơ ước, nếu không hành động mỗi ngày.

3. Cách tạo niềm đam mê học tiếng Anh

Hãy vun đắp tình yêu với tiếng Anh bằng việc bắt đầu từ chính những sở thích hiện tại của bạn.

  • Đầu tiên, bạn hãy liệt kê những sở thích hay vấn đề bạn đang đặc biệt quan tâm.
  • Tiếp theo, làm những điều bạn thích cùng với tiếng Anh.
  • Và duy trì việc đó liên tục.

Ví dụ:

Bạn thích nghe nhạc, hãy nghe nhạc tiếng Anh, hát theo những bài hát mà bạn thích. Đó là những việc bạn làm mỗi khi nghe một bài hát hay.

Xem thêm các bài viết sau:
Top 16 bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em vui nhộn
Top 22 ca khúc tiếng Anh bất hủ về tình yêu hay nhất
Từ vựng tiếng Anh về âm nhạc – tổng hợp các chủ đề

Vậy hãy làm thêm một việc nữa nhé, đó là chép lại những câu hát bạn thích, tìm hiểu ngữ pháp được sử dụng, học những từ mới trong câu hát đó và hãy luyện đọc câu hát đó sao cho thật chuẩn. Bằng cách này, bạn sẽ nhớ những kiến thức một cách tự nhiên nhất.

Hoặc là:

Bạn có đam mê với ẩm thực hay nấu nướng, vậy thì bạn không thể bỏ qua show truyền hình như Masterchef.

Nếu bạn thích xem phim thì đây là danh sách những bộ phim nhất định bạn phải xem Top 10 bộ phim, series học tiếng anh hay nhất. Nếu bạn yêu thích những cuốn tiểu thuyết, gửi tặng bạn 15 cuốn sách tiếng anh dễ đọc – review sách hay. 

Và bất kỳ điều gì bạn đang quan tâm, hãy bắt đầu tìm hiểu điều đó bằng tiếng Anh.

4. Cách tạo cảm hứng để học tiếng Anh

Khi chán nản, mất động lực học tập bạn có thể tham khảo các cách tạo cảm hứng trong việc học tiếng Anh như sau:

4.1. Viết nhật ký bằng tiếng Anh 

Việc bạn viết lại nhật ký mỗi ngày bằng tiếng Anh giúp bạn thực hành ngay các kiến thức vừa học, giúp bạn nhớ lâu và nhớ sâu hơn. Trong quá trình viết, bạn sẽ cố gắng tìm những cấu trúc và từ mới để diễn đạt sẽ giúp bạn học thêm được nhiều hơn.

Bên cạnh đó còn lưu lại những kỉ niệm của bản thân. Nếu lúc nào đó bạn cảm thấy chán nản, bạn có thể đọc lại những mốc mà bạn đã nỗ lực vượt qua để tin tưởng bản thân và nạp thêm động lực học tiếng Anh cho mình.

Bạn có thể dùng những kiến thức học được để kể câu chuyện của chính mình và những người xung quanh.

Nếu bạn chưa tốt ở kỹ năng viết, hãy bắt đầu bằng những cấu trúc kể chuyện đơn giản. Sau đó, khi bạn học thêm được các cấu trúc ngữ pháp mới, hãy cố gắng vận dụng để viết nhật ký mỗi ngày.

4.2. Cho đi và nhận lại

Bạn có thể tìm kiếm những người bạn đang có cùng hành trình với bạn, có cùng những trở ngại giống bạn. Khi mất động lực, những người bạn ấy sẽ bên cạnh và động viên, giúp bạn tìm lại động lực cho bản thân.

Hãy tạo cho mình một cộng đồng – nơi bạn được chia sẻ khó khăn và nhận về những lời động viên thấu đáo.

Bạn có thể rủ bạn bè mình cùng học để cùng nhau cố gắng, sát cánh và truyền cho nhau động lực học tiếng Anh. Hoặc là bạn có thể tham gia vào các nhóm cộng đồng (Facebook Group, câu lạc bộ,…) có trình độ tiếng Anh ngang bằng hoặc nhỉnh hơn bạn một chút và có cùng mục đích học tiếng Anh.

4.3. Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lý do vì sao mình bắt đầu

Khi bạn chán nản và muốn bỏ cuộc Hãy nhìn lại những lí do tại sao bạn lại bắt đầu, hãy cố gắng nhớ lại:

  • Mục tiêu mà bạn đã đặt ra.
  • Cuộc sống bạn đã gặp những trở ngại nào khi bạn không biết tiếng Anh.

Hãy tưởng tượng rằng:

  • Những cơ hội công việc hấp dẫn nếu bạn giỏi tiếng Anh.
  • Những ước mơ sẽ thành hiện thực nếu bạn chinh phục được tiếng Anh.
  • Những vùng đất xinh đẹp mà bạn sẽ đặt chân đến nếu bạn thành thạo tiếng Anh.

4.4. Điều quan trọng chính là thực hành

Sự thành công bao giờ cũng đến từ thực hành. Mỗi sự thực hành dù là nhỏ nhất cũng cho bạn thấy được một bước tiến bộ của bản thân. Mỗi sự tiến bộ đó chính là minh chứng để bạn them tin tưởng vào bản thân và là động lực duy trì việc học tiếng Anh của bạn

Bạn có thể biết tất cả các âm tiết trong tiếng Anh, nhưng không có nghĩa bạn giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Chỉ có thực hành mới biến những lý thuyết khô khan bạn học được thành kiến thức thật sự của bạn.

Đặc biệt với kỹ năng quan trọng nhất của tiếng Anh – Speaking thì thực hành chính là chìa khóa để bạn thành công.

Cách tạo niềm đam mê học tiếng Anh
Cách tạo niềm đam mê học tiếng Anh

2 kỹ thuật thực hành mới nhất và hiệu quả nhất để bạn thực hành ngay đó là nói đuổi và phản xạ đa chiều.

  • Kỹ thuật nói đuổi: kỹ thuật giúp bạn lắng nghe tiếng Anh, nói lặp lại và đuổi theo tốc độ của người nói.  
  • Kỹ thuật phản xạ đa chiều: là kỹ thuật giúp bạn thoát khỏi tình cảnh hiểu câu hỏi, biết từ vựng, thạo ngữ pháp nhưng mất rất nhiều thời gian suy nghĩ để đưa ra câu trả lời. 

Ai cũng sẽ có những lúc bế tắc, mất động lực nhưng đừng vì vậy mà bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do và mục tiêu mình bắt đầu để lấy lại năng lượng tiếp tục chinh phục ước mơ của mình. Tuhocielts.vn hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích đến các bạn. Chúc các bạn học tốt và có thêm động lực trong việc học tiếng Anh.



source https://www.tuhocielts.vn/tao-hung-thu-va-thoi-quen-hoc-tot-tieng-anh/

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Tất tần tật về Đại từ chỉ định, sở hữu,bất định,nhân xưng, phản thân,quan hệ….

Trong tiếng Anh, đại từ là một trong những điểm ngữ pháp cơ bản, thường sử dụng nhất. Tuy nhiên có rất nhiều loại đại từ nên đôi khi gây nên những khó khăn, nhầm lẫn cho các bạn học trong lúc làm bài. Trong bài viết hôm nay, tuhocielts.vn sẽ tổng hợp tất tần tật về các loại đại từ trong tiếng Anh. Cùng theo dõi bài viết thể tham khảo nhé.

Đại từ trong tiếng Anh
Đại từ trong tiếng Anh

1. Đại từ là gì?

Đại từ trong tiếng Anh là từ thay thế cho danh từ trong câu, tránh sự lặp lại danh từ.

Ví dụ: My teacher is Ms. Phuong. I like her so much 

Đại từ trong tiếng Anh được phân ra các loại chính: Đại từ nhân xưng (Personal pronouns), đại từ sở hữu (Possessive pronoun), đại từ phản thân (reflexive pronouns) và đại từ nhấn mạnh.

Ngoài ra còn có nhiều loại đại từ khác, trong đó có những từ vừa là đại từ dùng để thay thế cho danh từ, vừa là tính từ. 

2. Các loại đại từ

  • Đại từ nhân xưng (personal pronouns): I, we, you, he, she, it, they… 

Ví dụ: This is my book. It is very interesting. 

  • Đại từ chỉ định (demonstrative pronouns): This, that, these, those. 

Ví dụ: Ms. Jones’ report is better than that of other colleagues. 

Lưu ý: Các đại từ này còn được dùng như tính từ. Ví dụ trong câu “This house is big:. (This là tính từ) 

  • Đại từ bất định (indefinite pronouns): Something, anything, each, someone, somebody, everything… 

Ví dụ: There are ten apples on the table. Give me some

  • Số từ (numerals): One, two, three, a hundred, the first, the second, the third… 

Ví dụ: 

There are two (adj) apples here (adv) and there are four there (adv). → four là đại từ dạng số từ. 

I’m the first student to come to class. → The first là tính từ

N.A was the first to set foot on the Moon. →  The first là đại từ 

  • Đại từ nghi vấn (interrogative pronouns): Who, what, which… 

Ví dụ: Who teaches you English?  

  • Đại từ sở hữu (possessive pronouns): Mine, ours, ours, theirs… (không cần có danh từ đi kèm). Phân biệt với tính từ sở hữu: my, your, our, their… cần có danh từ đi kèm. 

Ví dụ: My bike is newer than yours 

Ví dụ: My mother is very kind. I love her. 

  • Đại từ phản thân (reflexive pronouns): myself, yourself, ourselves, themselves… 

Ví dụ: I’ll do it myself.

3. Cách dùng các Đại từ

3.1. Đại từ nhân xưng và đại từ tân ngữ

Chủ ngữ  Tân ngữ của động từ
Số ít I you he/she/it me you him/her/it
Số nhiều we you they us you them

Ví dụ: 
Did you see the snake? 
Yes, I saw it and it saw me 

Đại từ làm tân ngữ có thể có nhiều vị trí trong câu.

  • Tân ngữ gián tiếp và tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp

Ví dụ: I made her a cake. 
Her là tân ngữ gián tiếp, a cake là tân ngữ trực tiếp. Tuy nhiên, nếu đưa tân ngữ trực tiếp đứng ngay sau động từ thì phải sử dụng giới từ trước tân ngữ gián tiếp. 
Ví dụ: I made a cake for her. 

  • Đại từ làm tân ngữ của những cụm động từ 

Một danh từ làm tân ngữ có thể ở giữa hay ở cuối cụm động từ. 

 Ví dụ:
Hand your paper in/Hand in your paper. 
Take your shoes off/Take off your shoes. 
Hang your coat up/Hang up your coat. 

Xem ngay bài viết: Danh từ và Cụm Danh từ trong tiếng Anh – Phân loại cách dùng chi tiết

Lưu ý: Một đại từ làm tân ngữ thì phải được đặt ở giữa cụm động từ 

Ví dụ:  
Hand them in. 
Take them off. 
Hang it up.

3.2. Các cách dùng của “it” 

  • “It” thông thường được dùng thay cho một vật hay một con vật mà chúng ta không biết giống của nó và đôi khi “it” dùng cho một em bé hay một đứa nhỏ 

Ví dụ: 

Where’s my map? It is on the table. – “It” trong câu trên được dùng thay cho một vật là bản đồ (map)
Look at that bird. It always comes to my window.  – “It” thay cho một con vật (bird)
Her new baby is tiny. It only weighs 2 kilos. – “It” dùng để chỉ em bé.

  • “It” được dùng trong các thành ngữ chỉ thời gian, khoảng cách, thời tiết, nhiệt độ, thủy triều

Ví dụ: 

What time is it? It is for six. – Chỉ thời gian
What’s the date? It’s the third of March. – Chỉ thời gian
How far is it from your house to your school? It’s about 2 km. – Chỉ khoảng cách
It is raining/snowing/freezing. – Chỉ thời tiết
It’s high tide/low tide. 

  • “It/This” có thể tiêu biểu cho một cụm từ hay mệnh đề đã đề cập ở trước

Ví dụ:

He smokes in bed, though I don’t like it. 
He suggested flying, but I thought it would cost too much. 

  • It dùng để mở đầu.

It có thể mở đầu câu theo kiểu câu tách: 

Ví dụ:

It was Peter who lent us the money. 
It’s today that he’s going (not tomorrow). 
It’s pilots that we need, not ground staff. 
It’s they who came late. 

  • It có thể dùng một cách tương tự như khi chủ ngữ của một câu là một mệnh đề

Ví dụ:  

That prices will go up is certain. → It’s certain that prices will go up. 
That he hasn’t phoned is odd. → It’s odd that he hasn’t phoned. 

đại từ bất định, đại từ chỉ định, đại từ nhân xưng
đại từ bất định, đại từ chỉ định, đại từ nhân xưng
  • It cũng dùng như một chủ ngữ cho các động từ “seem, appear, look”

Ví dụ:  

It seems that they know what they’re doing. 
It appears that there has been a mistake.
It looks like rain (= it looks as if it’s going to rain).

Một số cấu trúc sử dụng “It”

  • It + is + a period of time + since + Mốc thời gian/Mệnh đề (ở quá khứ) 

Ví dụ: It’s three years since I last saw him. = I haven’t seen him for three years. 

  • It is + adj + to + V 

Ví dụ:  

It is easy to criticize someone. = To criticize someone is easy. 
It is better to be early. = To be early is better. 

  • find + it + adj + to + v 

Ví dụ:  

I often find it difficult to learn new words. = I often find that it is difficult to learn new words. 
We found it impossible to get visas. 

3.3. Tính từ và đại từ sở hữu

Tính từ sở hữu Đại từ sở hữu
My  Mine 
Your  Yours 
Our  Ours 
Their  Theirs 
His  His 
Her  Hers 
It  Its 

Lưu ý: it’s = it is; Hình thức tính từ sở hữu của “it” là its, chứ không phải là it’s. Ví dụ: A happy dog wags its tail. 

  • Đại từ sở hữu thay cho tính từ sở hữu + danh từ 

Ví dụ: 

I have received my report. Have you received yours?
My report is better than yours.
Đại từ sở hữu thay thế cho tính từ sở hữu + danh từ mà ta không muốn nhắc lại. Ở đây để tránh lặp lại “report” ta có thể sử dụng đại từ sở hữu “yours”, vừa ngắn gọn mà người nghe, người đọc vẫn hiểu là “your report”

  • Tương tự: other + N = others 

Ví dụ: I like Chelsea but other students like MU. = I like Chelsea but others like MU. 

Để thêm sự nhấn mạnh, own (riêng) có thể được đặt sau tính từ sở hữu: my, your, his, … và sau one’s 

Ví dụ: I have my own business. = I have a business of my own.

Own có thể là một tính từ như trên hay là một đại từ: a room of one’s own 

  • Ta dùng đại từ “one” khi muốn chỉ chung chung một người nào đó. 

Ví dụ: One must take care of one’s parents. ⇒ one’s là tính từ sở hữu của đại từ one 

Lưu ý: 

one of my friends = a friend of mine 
one of her sisters = a sister of hers

3.4. Đại từ phản thân

Chủ ngữ Tân ngữ Tính từ sở hữu Đại từ sở hữu Đại từ phản thân
Me  My  Mine  Myself  
You  You  Your  Yours  Yourself 
We  Us  Our  Ours  Ourselves 
They  Them  Their  Theirs  Themselves 
He  Him  His  His  Himself 
She Her  Her  Hers  Herself 
It  It  Its  Its  Itself 

Cách sử dụng của đại từ phản thân

  • Myself, yourself, v.v… được dùng như tân ngữ của một động từ khi chủ ngữ và tân ngữ cũng là một người

Ví dụ:  

She looks at herself in the mirror. 
Tom and Ann blamed themselves for the accident. 

Lưu ý: Sẽ có sự thay đổi nghĩa nếu chúng ta thay đổi đại từ phản thân bằng đại từ tương hỗ “each other” 

Ví dụ: Tom and Ann blamed each other. 

  • Đại từ phản thân dùng để nhấn mạnh

Đứng ngay sau từ muốn nhấn mạnh. Ví dụ: I myself wrote this book. 

Đứng cuối câu. Ví dụ: I wrote this book myself. 

Lưu ý: by oneself = alone = on one’s own 

Ví dụ: She wrote the report by herself. 

I’m on my own. = I’m alone.

3.5. Đại từ bất định 

Some – một vài 

  • Thường dùng trong câu khẳng định. 
  • Some có thể đi với danh từ đếm được số nhiều. 
  • Some có thể đi với danh từ không đếm được. 

Ví dụ: 

We bought some bread for lunch. – Some là tính từ bất định. 
There are ten apples on the table. Give me some – Some là đại từ bất định. 

  • Some dùng trong câu nghi vấn chỉ lời mời. 

Ví dụ: Would you like some coffee? 

  • Some đứng trước danh từ số ít đếm được và có nghĩa là “nào đó”. 

Ví dụ: Some man at the door wants to see you. 

Lưu ý:

  • Sometimes là trạng từ mang nghĩa thỉnh thoảng.

Ví dụ: I sometimes watch TV. 

  • Some time mang nghĩa lúc nào đó 

Ví dụ: I’ll visit you again some time. 

  • Some times mang nghĩa một vài lần 

Ví dụ: I’ve watched this film some times. 

Any

  • Dùng trong câu phủ định và nghi vấn, 
  • Có thể đứng trước danh từ không đếm được lẫn danh từ đếm được số ít và số nhiều. 

Ví dụ: 

I haven’t read any books by Charles Dickens. – Câu phủ định
Do you know any French? – Câu phủ định

  • Any trong câu khẳng định, có nghĩa là “bất cứ”, mang ý nghĩa nhấn mạnh. 

Ví dụ: Please phone me any day next week. 

  • No = Not any. Là tính từ, đứng trước danh từ số ít lẫn số nhiều, và danh từ không đếm được.

Ví dụ: 

I don’t have any money. = I have no money. 
I didn’t have any money. = I had no money. 

Lưu ý: Cần chia động từ cho phù hợp. Nếu no/any + danh từ không đếm được/danh từ số ít thì chia động từ số ít.

Ví dụ:

No example is relevant to this case. (No + Danh từ số ít) 
There is no coffee. (No + danh từ không đếm được) 

Nếu no/any + danh từ đếm được số nhiều thì chia động từ số nhiều. 
Ví dụ: No words can express my happiness. (No + Danh từ số nhiều) 

Not 

  • Là trạng từ, không thể đứng trước một danh từ 
  • Not + a + Danh từ đếm được số ít: không một 
  • Not + many/much + N: không nhiều 

Ví dụ: 

Not a student understands the lesson he’s just explained. 
Not many students understand the lesson he’s just explained 
Not much time left. 
They have not any friends in this city.

None 

  • Là đại từ, có nghĩa là no one, nothing… 
  • Có thể đứng trước danh từ đếm được số ít hoặc số nhiều, và danh từ không đếm được. 

Ví dụ: I have no apples. I had some last year but I had none this year. 

  • Cấu trúc: None of the + danh từ 

Ví dụ:

None of the guests want to stay there longer. 

Một số trường hợp đặc biệt của any/some/none

  • any/some/none (Đại từ bất định) + of + the + N 

Ví dụ: 

Some of my staff can speak Japanese. 
Did any of your staff leave early yesterday? 

  • Hardly any

Ví dụ: I have hardly any free time. 

  • without any = with no: 

Ví dụ: I passed the exam without any difficulties. = I passed the exam with no difficulties.

  • Someone = somebody/something 
  • Anyone = anybody/anything + động 
  • No one (Không phải None) = Nobody/nothing từ số ít 

Ví dụ: Someone at the door wants to see you. 

  • Có thể sử dụng sở hữu cách với những từ bất định trên 

Ví dụ: Mr. James unintentionally took someone’s report. 

  • Có thể thêm từ “else” (nữa, khác) vào sau những từ bất định trên 

Ví dụ: Do you want anything else? 

  • Có thể kết hợp “some, any, no” với từ “where”: somewhere, anywhere, nowhere 

Ví dụ: I can’t find my wallet anywhere. 

= I can find my wallet nowhere. 

= Nowhere can I find my wallet. 

One – Another – The other;  Some – other/others – the others 

Xem thêm các bài viết liên quan:
Cách dùng other, another, the other có bài tập & đáp án
Phân biệt another, other, others, the other, the others grammar & Cách dùng

Ví dụ: 

I have 4 pencils. One is red. Another is blue. Another is black. The other (pencil) is grey. 

This pen doesn’t work. Can you give me another? 

•  Other: là Tính từ, thường đứng trước danh từ số nhiều. 

     Ví dụ: Other people may disagree with your ideas. 

•  Others: là đại từ = Other + Noun(s) 

     Ví dụ: Some people drink beer. Other people/Others drink wine. 

•  The others: là đại từ = The other + Noun(s) 

     Ví dụ: I can’t do the 4th and the 5th questions, but have done all the others. 

Lưu ý các cách diễn đạt: 

•  from one……….to another. Ví dụ: Beggars travel from one city to another. 

•  On one hand,….. On the other hand……………. (Hay dùng trong viết luận) 

•  each other & one another 

•  each other: dùng khi chỉ có 2 người. Ví dụ: Mary and Tom love each other 

•  one another: dùng khi có từ 3 người trở lên Ví dụ: Through the Internet, people are discovering new ways to share relevant information with one another. 

•  Another còn có nghĩa là thêm nữa. Ví dụ: Would you like another cup of coffee? 

Một số cấu trúc của Both (cả hai) 

•  Both + N (s,es) 

Ví dụ: Both students are clever. => Both là tính từ bất định 

bài tập về đại từ quan hệ
bài tập về đại từ quan hệ

•  Both of + the/these/those hay các sở hữu: 

Ví dụ: both of the students are clever. => Both là đại từ bất định 

• Both of + us/you/them: 

Ví dụ: Both of them are clever. 

•  Đại từ nhân xưng + both cũng có thể dùng được: 

Ví dụ: We both knew him.

•   Both S1 and S2 + V Số nhiều 

Ví dụ: Both the teacher and her student like Chelsea. 

Một số cấu trúc của Each, every 

•  Each/Every + Nđ số ít + V Số ít 

Ví dụ:

Every/Each student needs to have a notebook – tính từ bất định 
Each of students needs to have a notebook – đại từ bất định 

Lưu ý: 

Each có thể đi sau danh từ.Ví dụ: The students each need to have a notebook. 
Everyone = Everybody/Everything + Vsố ít 
All people = All the people + V Số nhiều 

Một số cấu trúc của All 

•  All + N số nhiều + V số nhiều (All là tính từ) 

Ví dụ: All students must do homework 

•  All of the + N số nhiều + V số nhiều (All là đại từ) 

Ví dụ: All of the students like my lessons. 

•  All of + đại từ nhân xưng: All of us = We all, All of you = you all 

Ví dụ: We all like apples = All of us like apples. 

 All of us are ready = We are all ready. 

Một số cấu trúc của Either, Neither 

•  Either/Neither +N 

Ví dụ:

Trees grow on either side of the street. = both sides 
Neither student is good at maths. 

•  Either/Neither + of + the + N+ V số ít 

Ví dụ:

Either of the students doesn’t understand my lesson. 
Neither of the students understands my lesson. 

•  Either………..or & Neither……….nor 

Ví dụ:

He didn’t either phone or write to me. 
I bought a very expensive house but it is neither large nor bright.

Lưu ý: Động từ chia theo S2

  • Either + S1 + or + S2 
  • Neither + S1 + or + S2  
  • not only +S1 + but also + S2

Most, most of, almost 

  • Most + Nđđ số nhiều + V số nhiều 

Ví dụ:

Most students are afraid of history. 
⇒  most students là hầu hết mọi học sinh 
⇒  most of the students: hầu hết các học sinh đó (đã xác định) phạm vi hẹp hơn most students. 

  • Almost: hầu hết, gần như + adj 
  • Almost: suýt nữa + V 

Ví dụ: Dinner is almost ready. 

Lưu ý: Nếu muốn dùng almost với danh từ thì phải có every, all…

  • Almost + every + Nđđ số ít
  • Almost everyone
  • Almost + all of the + Nđđ số nhiều + V Số nhiều 

Ví dụ: Almost every student is afraid of history. 

Mostly 

Là trạng từ của từ most, đứng trước động từ 

Ví dụ: We mostly go out on Sunday. 

Few/A few 

•  Few/A few + Nđđ số nhiều  

Ví dụ:

Few people live to be 100 years old 
I have read a few books written by Charles Dickens. 

Lưu ý: “Few” mang nghĩa tiêu cực là rất ít, hầu như không.“A few” mang nghĩa tích cực, có nghĩa là một vài 

•  A few là đại từ

Ví dụ: Many people went there but a few survived. 

Little/A little 

•  Little/A little + N ko đđ + V số ít 

Ví dụ: We just have little time before the train leaves, so we can’t go for a drink. 

Lưu ý: “Little” mang nghĩa tiêu cực là rất ít, hầu như không. “A little” có nghĩa xác định. 

•  Little/A little là đại từ 

Ví dụ: He knows little about science. 

3. Bài tập vận dụng

Bài tập: Choose the right word to fill in each of the following blank.

1. You and Nam ate all of the ice cream by _______.
A. yourselves        B. himself       C. themselves       D. yourself

2. What is _______your phone number?
A. you            B. your         C. yours           D. all are right

3.Where are _______ friends now?
A. your            B. you          C. yours            D. A and B are right

4. Here is a postcard from _______ friend Peggy.
A. me            B. mine         C. my               D. all are right

5. She lives in Australia now with _______ family.
A. she            B. her          C. hers             D. A and b are right

6. _______ company builds ships.
A. He            B. His           C. Him             D. All are right

7. _______ children go to school in Newcastle.
A. They          B. Their         C. Them            D. Theirs

8. Nam and Ba painted the house by _______.
A. yourself        B. himself       C. themselves        D. itself

9. The exam _______ wasn’t difficult, but exam room was horrible.
A. himself        B. herself       C. myself           D. itself

10. Never mind. I and Nam will do it _______.
A. herself         B. myself       C. themselves        D. ourselves

11. You _______ asked us to do it.
A. yourselves      B. herself       C. myself           D. theirselves

12. They recommend this book even though they have never read it _______.
A. yourself        B. himself        C. themselves         D. itself

Đáp án:

1. A         2. B         3. A        4. C         5. B      6. B         7. B         8.C         9. D        10. D      11. A      12. C

Đại từ là một trong những phần ngữ pháp rất hay sử dụng trong khi học tiếng Anh. Trên đây là tổng hợp các kiến thức, cách sử dụng Đại từ trong tiếng Anh và bài tập luyện tập có đáp án kèm theo. Hy vọng bài viết đã mang các thông tin hữu ích đến các bạn. Chúc các bạn học tốt và đạt được thành tích như mong đợi.



source https://www.tuhocielts.vn/tat-tan-tat-ve-dai-tu-trong-tieng-anh/

Bảng xếp hạng các trường đại học tốt trên thế giới

Tìm kiếm môi trường học tập chất lượng, phù hợp để phát triển luôn là nỗi lo lắng của tất cả học sinh, sinh viên. Đối với các trường trong nước, bạn có thể tham khảo review trực tiếp của bạn bè, người thân, người đã từng trãi nghiệm. Nhưng đối với các trường nước ngoài thì không dễ dàng như thế.

Vì vậy, hôm nay tuhocielts.vn sẽ giới thiệu các thông tin về các trường trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt trên thế giới giúp các bạn tìm kiếm được môi trường học tập phù hợp nhất với bản thân.

Xem thêm các bài viết sau:

1. University of Oxford

1.1. Thông tin chung về University of Oxford

University of Oxford
University of Oxford
  • Năm thành lập: 1096
  • Vị trí: Nằm tại Oxford, cách London 90km.

Về xếp hạng

Theo Bảng xếp hạng thế giới Times Higher Education (THE) năm 2014 – 2015: University of Oxford là trường đại học hàng đầu ở Vương quốc Anh và châu Âu, đứng thứ 2 thế giới theo Bảng xếp hạng THE, đứng thứ 10 trên thế giới theo ARWU, thứ 6 theo World Rankings QS.

Các chuyên ngành đào tạo tại University of Oxford

Có các chuyên ngành đào tạo trên nhiều lĩnh vực như Điện & Điện tử, Khoa học đời sống, Sinh học, Nghệ thuật & Nhân văn, Nghệ thuật, Biểu diễn & Thiết kế, Lịch sử, Triết học & Thần học, Kinh tế & Kinh doanh,…

Về chất lượng nghiên cứu

Xếp thứ nhất ở Vương quốc Anh về chất lượng nghiên cứu. Trong Khung tiêu chuẩn nghiên cứu xuất sắc (REF) 2014, 48% nghiên cứu của trường được đánh giá nằm trong top 4*, còn 39% được đánh giá 3*. Oxford cũng được xếp hạng đầu tiên ở 12 ngành học về mặt số lượng các nghiên cứu hàng đầu thế giới.

Về phương pháp dạy

Đại học Oxford có những buổi dạy kèm 1:1 mỗi tuần, tức là các sinh viên sẽ có một giờ được học với một chuyên gia trong cùng lĩnh vực.

Cơ sở vật chất

Mỗi học viện đều có thư viện riêng, hầu hết phục vụ 24/24, cung cấp các tài liệu trung tâm với những bản sao của các cuốn sách nổi tiếng nhất và các bài nghiên cứu quan trọng khác. Ngoài ra còn có các thư viện nghiên cứu khác của khoa và chuyên ngành bao gồm thư viện Bodleian nổi tiếng thế giới, nơi có mọi bản sao của tất cả các cuốn sách xuất bản ở Anh.

Trường đại học cũng được trang bị các thiết bị công nghệ thông tin với hầu hết các phòng ban và học viên đều có phòng máy tính, có truy cập mạng và hỗ trợ máy móc. Trung tâm Dịch vụ máy tính của trường cũng cung cấp các thiết bị máy tính và đào tạo miễn phí.

1.2. Học phí University of Oxford

CỬ NHÂN THẠC SĨ
Sinh viên bản xứ 12500-15000 15000-17500
Sinh viên quốc tế over 20000 over 20000

Học phí ở trên không bao gồm tiền chỗ ở, ăn uống hoặc chi phí bên ngoài khác; có thể thay đổi tùy theo lĩnh vực học tập, bằng cấp, quốc tịch của sinh viên hoặc nơi cư trú và các tiêu chí khác.

1.3. Dịch vụ hỗ trợ sinh viên và yêu cầu đầu vào

Dịch vụ hỗ trợ sinh viên

Dịch vụ về việc làm sẽ cung cấp tất cả các sinh viên một loạt các mẫu CV và hội thảo phỏng vấn, trung bình có 11 hội chợ mỗi năm dành cho sinh viên (mỗi hội chợ đều có sự tham gia của hơn 60 nhà tuyển dụng), hàng trăm bài thuyết trình của các nhà tuyển dụng trong suốt năm học, và các cơ hội khác nhau.

Yêu cầu đầu vào University of Oxford

  • Bắt buộc có phỏng vấn với trường
  • Không nhận sinh viên trực tiếp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, cần có SAT
  • Apply huyên ngành nào sẽ có 1 bài test chuyên môn về chuyên ngành đấy

IELTS:

  • Đối với những ngành Computer Science, Mathematics, Mathematics and Computer Science, Mathematics and Statistics: 7.0 không band nào dưới 6.5
  • Đối với những ngành còn lại: 7.5 không band nào dưới 7.0

2. Học viện Công Nghệ California

2.1. Thông tin chung về Học viện Công Nghệ California

  • Năm thành lập: 1981
  • Vị trí: tọa lạc tại trung tâm thành phố Pasadena, bang California, ngay dưới chân dãy San Gabriel. Từ đây đến thành phố Los Angeles chỉ khoảng 10 dặm về phía đông bắc và cách biển khoảng 30 dặm.
Học viện Công Nghệ California
Học viện Công Nghệ California

Về xếp hạng

Caltech hiện được đánh giá rất cao trên các bảng xếp hạng đại học thế giới. Theo bảng xếp hạng Times Higher Education năm 2015-2016, Caltech là cơ sở giáo dục bậc cao tốt nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, trường còn nắm giữ vị trí thứ năm trong đánh giá của QS.

Caltech giữ vị trí số 10 trên bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất của Hoa Kỳ về chất lượng đào tạo.

Ngành Kỹ thuật Hóa chất của trường đứng thứ 6, ngành Khoa học Sinh vật học, Khoa học Trái đất và Đại dương, Vật lý và Du hành đứng thứ 7 và ngành Hóa học của trường đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các ngành học tốt nhất toàn cầu.

Thành tích

  • Đoạt giải Nobel: 34 người.
  • Huy chương Quốc gia về Khoa học: 58 người.
  • Huy chương Quốc gia về Công nghệ và Cải tiến: 13 người.
  • Thành viên Viện Hàn lâm Quốc gia: 128 người.

Cơ sở vật chất

Học viện công nghệ California sở hữu một khuôn viên rộng 124 mẫu Anh (tương đương khoảng 50 ha) với gần 2,300 sinh viên đang theo học.

Sinh viên sẽ được cung cấp các dịch vụ và cơ sở vật chất chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Hệ thống này bao gồm phòng thí nghiệm, kính viễn vọng, các dịch vụ về năng lượng, an ninh và công nghệ thông tin…Học viện công nghệ California có 19 tàu vũ trụ và 8 thiết bị được sử dụng trong các nhiệm vụ hoạt động.

Về chương trình học: Ngành học- Khóa học- Bậc học

Sinh viên tại Caltech hiện đang được cung cấp hơn 200 khóa học khác nhau trên các lĩnh vực: Vũ trụ, Du hành, Kỹ thuật, Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc, Điện ảnh, Ngôn ngữ…. Có các chương trình đào tạo hệ chính quy, bán thời gian, cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

2.2. Học phí và yêu cầu tiếng Anh đầu vào

Học phí và chính sách hỗ trợ

CỬ NHÂN THẠC SĨ
Sinh viên bản xứ over 20000 over 20000
Sinh viên quốc tế over 20000 over 20000

Học viện Công nghệ California có các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế khi đến học tại đây, sinh viên sẽ được hỗ trợ tài chính từ các khoản học bổng từ nhà trường và các cơ sở khác, việc làm thêm, các khoản vay.

Yêu cầu tiếng Anh đầu vào

Điểm TOEFL là bắt buộc đối với mọi sinh viên quốc tế. Trường không chấp nhận IELTS hoặc bất kỳ chứng chỉ thay thế nào khác.

3. Stanford University

3.1. Thông tin chung về Stanford University

  • Quốc gia: Mỹ
  • Thành lập: năm 1985
  • Vị trí: toạ lạc tại trung tâm của Thung lũng Silicon, nằm giữa San Francisco và San Jose.
Stanford University
Stanford University

Về thành tích

Stanford University giữ vị trí thứ 4 (cùng với Đại học Columbia và Chicago) trong số các trường đại học quốc gia Mỹ trong năm 2016 ( xếp hạng bởi U.S News và World Report). Giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng các trường Đại học danh tiếng trên thế giới của The Times Higher Education vào năm 2015 và giữ vị trí “á quân” nhiều năm trong bảng xếp hạng the Academic Ranking of World Universities.

Các khoa ngành và cựu sinh viên ĐH Stanford đã thành lập rất nhiều công ty như Google, Hewlett-Packard, Nike, Sun Microsystems, Instagram and Yahoo. Hơn 30 tỉ phú, 17 phi hành gia và 18 người đoạt giải Turing. Lãnh đạo của chính phủ Mỹ, thành viên Quốc hội Mỹ là sinh viên Stanford University

Chương trình đào tạo

Trường đào tạo các chuyên ngành: Dược, Khoa học Môi trường, Khoa học Trái đất, Kinh tế, Nhân học, Luật. Với bậc học: Sau Tiến Sĩ, Sau Đại Học, Thạc sĩ, Tiến sĩ (PhD), Vị trí nghiên cứu, Đại học, Cao đẳng

Stanford bao gồm 7 trường thành viên: Trường Kinh doanh; Trường Khoa học môi trường, năng lượng và trái đất; Trường Giáo dục; Trường Kĩ thuật; Trường Khoa học và nhân văn; Trường Luật; Trường Dược

Cơ sở vật chất

Trường rộng khoảng 8000 hec-ta. Có đến 13 000 ngàn chiếc xe đạp được ước tính trong khuôn viên trường, 79 xe buýt ( Marguerite shuttles) miễn phí.

Ngoài ra trường còn cung cấp một số dịch vụ sinh viên, bao gồm dạy kèm , trung tâm phụ nữ, dịch vụ đặt chỗ, chăm sóc ban ngày, dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế. Đại học Stanford cũng có khuôn viên trường an toàn và dịch vụ bảo mật như cấp cứu 24 giờ và xe tuần tra, Dịch vụ vận tải/hộ tống đêm khuya,…

Khuôn viên trường gồm 700 toà nhà và gồm các loại nhà ở, phòng ở, kí túc xá khác nhau cho sinh viên.

Thư viện Đại học Stanford có hơn 300 000 ngàn sách đặc biệt khó tìm, 1.5 triệu sách điện tử và 2.5 triệu tài liệu nghe nhìn và rất nhiều công cụ phục vụ học tập nghiên cứu khác. Thư viện Stanford được xem là thư viện học tập lớn nhất và đa dạng nhất thế giới. Trường còn có 1 trung tâm nghiên cứu lớn và sân vận động dành riêng cho hoạt động thể thao của sinh viên trường.

3.2. Học phí Stanford University

Bạn có thể tham khảo mức học phí như sau, đối với sinh viên quốc tế:

Chương trình Thạc sĩ: 40 000 – 42 000 USD/ 1 năm

Chương trình cử nhân: 40 000 – 42 000 USD/ 1 năm

3.3. Học bổng và yêu cầu đầu vào

Hơn 30 suất học bổng dành cho sinh viên quốc tế bao gồm các giải thưởng như Fulbright, Marshall, Rhodes, và Churchill

Yêu cầu đầu vào trường đại học Stanford

Xem ngay bài viết: Lệ phí thi IELTS, địa điểm và lịch thi IELTS 2020 và điều cần biết

  • Điểm GPA 3.75 trở lên (tương đương điểm trung bình 8.0 – 9.0 tại Việt Nam).
  • Điểm SAT tối thiểu 1950.
  • Có những hoạt động ngoại khóa nổi bật, những hoạt động đề cao năng lực lãnh đạo của cá nhân sinh viên.
  • Có những thành tích về học tập và xã hội nổi trội, phẩm chất ưu tú.
  • Cần chuẩn bị bài luận trình bày mong muốn học tập tại nhà trường.
  • Chứng chỉ Anh Văn tại Stanford yêu cầu: Mặt bằng chung các sinh viên cần có bằng IELTS từ 7.0 trở lên, TOEFL từ 90 trở lên Ngoài ra, các loại chứng chỉ khác đều được như GMAT, GRE hay SAT.

4. University of Cambridge

4.1. Thông tin chung về Đại học Cambridge

  • Năm thành lập: 1209
  • Vị trí: Tọa lạc tai thành phố Cambridge. Cách London chưa đến 1 giờ lái xe. Đây là trung tâm văn hóa, giải trí ở miền đông nước Anh
Đại học Cambridge
Đại học Cambridge

Thành tích nổi bật của trường Cambridge

  • Top 1 Quốc gia The Guardian University Guide 2019
  • Top 6 Thế giới QS University Rankings 2019
  • Top 1 for Engineering: chemical in the UK 2019
  • Top 1 for Philosophy, Education, Law and Medicine in the UK 2019
  • Top 2 for Architecture, Computer science & information systems, Economics and Politics in the UK 2019
  • Top 3 for Psychology and Mathematics in the UK 2019
  • Top 5 for Veterinary science in the UK 2019

Thành tích lớn Đại học Cambridge cựu sinh viên nổi bật đã có nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học

  • Khám phá các định luật về chuyển động, và Vi tích phân – Sir Isaac Newton
  • Khám phá Hydrogen – Henry Cavendish
  • Những đóng góp căn bản về Nhiệt động lực học – Lord Kelvin
  • Hệ thống hóa quy luật Điện từ học – James Clerk Maxwell
  • Tìm ra điện tử – J. J. Thomson
  • Tìm ra Hạt nhân nguyên tử – Ernest Rutherford
  • Tìm ra thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên – Charles Darwin
  • Đóng góp căn bản cho thuyết tiến hóa của Darwin và Di truyền Mendel – Ronald Fisher
  • Hệ thống hóa lý thuyết điện toán – Alan Turing
  • Tìm ra DNA double helix – Francis Crick và James D. Watson
  • Đóng góp căn bản cho Cơ học lượng tử – Paul Dirac
  • Đóng góp căn bản cho Vũ trụ học – Stephen Hawking
  • Đóng góp căn bản cho Lý thuyết dây – Michael Green

Chương trình đào tạo từ viện Đại học Cambridge

Một “Trường” của Đại học Cambridge là tập hợp các khoa hữu quan và những đơn vị khác. Mỗi trường thành lập ban quản trị thông qua bầu cử – gọi là “Hội đồng” của trường – gồm có đại diện của những đơn vị cấu thành. Hiện Cambridge có sáu trường: Nghệ thuật và Nhân văn; Khoa học sinh học; Y học lâm sàng; Nhân văn và Khoa học Xã hội; Khoa học Vật lý; Kỹ thuật.

Trong đó, mỗi trường lại phụ trách một nhóm các khoa khác nhau. Cụ thể, các ngành đào tạo: Nghệ thuật; Kiến trúc; Nghiên cứu châu Á và Trung Đông; Kinh tế học; Giáo dục; Địa lý; Lịch sử; Lịch sử Nghệ thuật; Con người, xã hội và Khoa học Chính trị,…Gồm các chương trình đào tạo các hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tùy theo từng ngành học.

Về cơ sở vật chất

Trường Đại học Cambridge bao gồm 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật được tổ chức thành 06 trường. Các đơn vị thành viên của trường nằm ở nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố Cambridge.

Đại học Cambridge có hơn 100 thư viện, với tổng cộng hơn 15 triệu cuốn sách. Trong đó, thư viện chính của trường là nơi lưu giữ hợp pháp của hơn tám triệu đầu sách. Trường còn sở hữu 9 bảo tàng nghệ thuật, khoa học và văn hoá mở cửa cho công chúng tham quan trong suốt cả năm, và một khu vườn thực vật.

Ngoài ra, Nhà xuất bản Đại học Cambridge là một tổ chức phi trường học và hoạt động như một doanh nghiệp xuất bản của trường đại học. Với hơn 50 văn phòng trên toàn thế giới, danh sách xuất bản được tạo thành từ 45.000 đầu sách bao gồm nghiên cứu khoa học, phát triển chuyên môn, tạp chí nghiên cứu, giáo dục và xuất bản bible.

4.2. Học phí đại học Cambridge

So với các trường đại học khác, học phí của trường Đại học Cambridge khá cao. Học phí cho 1 khóa học Cử nhân thấp nhất là 15,000 bảng và cao nhất lên tới 36,000 bảng cho những ngành học về Y khoa.

Đối với học phí bậc Thạc sĩ từ 19,000 – 27,000 bảng trong 1 năm học. Ngoài học phí thì học viên còn phải đóng thêm một khoản phí gọi là “College fees” là 5,400-7,720. Sinh hoạt phí tại Cambridge sẽ rơi vào khoảng 9,400 bảng 1 năm.

CỬ NHÂN THẠC SĨ
Sinh viên bản xứ 12500-15000 7500-10000
Sinh viên quốc tế over 20000 15000-17500

4.3. Học bổng và yêu cầu đầu vào Đại học Cambridge

Học bổng Đại học Cambridge

Học bổng Gates Cambridge: hỗ trợ toàn bộ học phí, sinh hoạt và được phép sử dụng tiền trợ cấp cho các hoạt động có liên quan đến việc nghiên cứu học tập. Học bổng này được trao cho các sinh viên quốc tế đang học tập và nghiên cứu ở tất cả các ngành học tại Đại học Cambridge.

Học bổng 250 Vice-Chancellor’s Awards & Cambridge International Scholarships: được trao cho 250 ứng viên có kết quả học tập cao nhất. Đặc biệt, với học bổng này, ứng viên có thể lựa chọn theo học chuyên ngành bất kỳ được cung cấp bởi trường Cambridge. Học bổng sẽ chi trả học phí và phí sinh hoạt cho ứng viên trong thời gian học tập tại trường.

Yêu cầu đầu vào Cambridge

Để được nhận vào học bậc Cử nhân ở trường, học sinh bắt buộc phải học khóa A-levels với điểm số gần như tối đa, và điểm IELTS 7.0 – 7.5 tùy từng ngành.

5. Harvard University

5.1. Thông tin chung về Harvard University

  • Năm thành lập: 1636
  • Vị trí: toạ lạc tại thành phố Cambridge, cách Boston khoảng 4,8 km.
Harvard University
Harvard University

Về thành tích

Bảng xếp hạng Academic Ranking of World Universities (ARWU) đã xếp hạng Harvard là trường đại học tốt nhất thế giới hàng năm kể từ khi nó được phát hành lần đầu tiên.

Trường cũng thường xuyên xếp hạng trong top đầu các trường đại học tốt nhất thế giới trong các bảng xếp hạng danh tiếng khác như Times Higher Education, QS Worlds Universities Rankings, tạp chí Forbes. Trong ấn bản năm 2019 của U.S. News & World Report, Havard được đánh giá là trường đại học số một thế giới.

Về cơ sở vật chất

Là một trường đại học nghiên cứu hàng đầu, quỹ nghiên cứu của trường đại học Harvard được hỗ trợ hơn 800 triệu USD tài trợ mỗi năm.

Trường có hơn 100 trung tâm nghiên cứu hiện diện trong khuôn viên trường và trên toàn thế giới; cung cấp cho sinh viên những hệ thống cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, bao gồm thư viện, phòng thí nghiệm, bảo tàng và trung tâm nghiên cứu để hỗ trợ những hoạt động học thuật trong bất kỳ lĩnh vực hoặc ngành học nào.
Có rất nhiều cơ hội cả trong và ngoài lớp học với hơn 8,000 khóa học từ hơn 100 phòng ban và vô số chương trình nghiên cứu. Tại đây, sinh viên đại học được tiếp cận với hầu hết mọi chương trình ngoại khóa, hoạt động thể thao và tham gia hàng trăm hội nhóm sinh viên khác nhau.

Chương trình đào tạo

Các nhà nghiên cứu bao gồm các giảng viên, các học giả thỉnh giảng, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, và các sinh viên, họ hợp tác với các đồng nghiệp trong trường Đại học, tại các tổ chức liên kết và tại các tổ chức nghiên cứu khác.

Đại học Harvard có 12 trường cấp bằng và Viện nghiên cứu nâng cao Radcliffe, cung cấp các khóa học đại hoc, sau đại học và nghiên cứu.

Các trường bao gồm: Khoa Khoa học và Nghệ thuật; Cao đẳng Harvard; Giáo dục thường xuyên; Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học; Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard John A. Paulson; Trường Kinh doanh; Trường Nha; Trường Thiết kế; Trường Thần học; Trường Chính phủ Kennedy; Trường Luật; Trường Y tế; Học viện Radcliffe; Trường Giáo dục; Trường Y tế Cộng đồng Harvard T.H. Chan

5.2. Học phí Đại học Harvard

  • Học phí và Lệ phí: 51,925 USD
  • Chi phí sinh hoạt: 17,682 USD
  • Sách và chi phí cá nhân: 4,193 USD
  • Chi phí đi lại: 300 USD

5.3. Học bổng và yêu cầu tiếng Anh đầu vào

Học bổng

Để xin được học bổng đại hoc Harvard phải có nền tảng học thuật vững chắc và thành tích ngoại khóa ở cấp 3, duy trì thành tích đó cho đến khi tốt nghiệp.

Harvard có nhiều học bổng giá trị, được thiết kế để hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn. Sinh viên quốc tế cũng nhận được hỗ trợ tài chính tương đương với sinh viên bản xứ.
  
Trên thực tế, khoảng 70% sinh viên của trường nhận được hỗ trợ tài chính và hơn 50% nhận được học bổng dựa trên nhu cầu, trung bình 12,000 đô la mỗi năm. 

Yêu cầu tiếng Anh đầu vào Đại học Harvard

Điểm TOEFL IBT tối thiểu 100 hoặc IELTS tối thiểu 7.0.

Xem ngay bài viết: Cách đăng ký thi IELTS và hướng dẫn chi tiết từng bước

Trên đây là tổng hợp các thông tin chung, học phí, chính sách hỗ trợ và yêu cầu tiếng Anh đầu vào của các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Hãy chăm chỉ luyện tập tiếng Anh mỗi ngày để có thể theo đuổi ước mơ vào các trường đại học top trên. Nếu có bất kì thắc mắc gì đừng ngần ngại để lại comment bên dưới cho tuhocielts.vn nhé. Chúc các bạn học tốt và chinh phục được ước mơ.



source https://www.tuhocielts.vn/bang-xep-hang-cac-truong-dai-hoc-tot-tren-the-gioi/

Gia sư tiếng Anh tại nhà TPHCM chất lượng tốt nhất

Gia sư tiếng Anh đang là hình thức được nhiều người từ phụ huynh, học sinh đến những người đi làm lựa vì sự tiện lợi mà nó mang đến. Ở một t...