Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

IELTS full advices in detail- Mẹo giải đề IELTS

I. IELTS GỒM NHỮNG GÌ?

IELTS là sự tập hợp của 4 bài thi: Lisening, Reading, Writing, Speaking, với điểm cao nhất cho mỗi phần là 9.

1. LISTENING

Là bài thi gồm khoảng 40 câu diễn ra từ 20-30 phút, trong bài thi nghe có 4 phần (số câu hỏi không được chia đều), nghe 1 lần và các đoạn nghỉ được ghi kèm trong băng hoặc đĩa nên sẽ nghe 1 mạch. Cuối bài thi các thí sinh sẽ có 10 phút để transfer kết quả vào Answer Sheet

Phần 1: là các tình huống đời thường (đăng ký hoạt động, thuê nhà, nhập học) thường là 1 cuộc nói chuyện nhưng là hỏi đáp, và người đáp thì thường nói nhiều hơn.

Phần 2: là các tình huống hướng dẫn và giới thiệu về 1 chủ đề quen thuộc (trường học, khu du lịch, chương trình ca nhạc, triển lãm,..) nhưng thường chỉ nói bởi 1 người.

Phần 3: là các tình huống đối thoại giữa ít nhất là 2 ng, đây là các cuộc hội thảo có tính chất học thuật hơn (VD: chọn chủ đề khoá luận, đề tài nghiên cứu khoa học)

Phần 4: là 1 bài present về 1 chủ đề academic, thường do 1 người nói và dùng nhiều từ ngữ mang tính chất academic

2. READING

Là bài thi gồm khoảng 40 câu hỏi trong chính xác 60 phút (không có thời gian giành cho transfer), được chia làm 3 phần, mỗi phần là 1 bài đọc khoảng 1500 từ với câu hỏi được chia tương đối đều. Khác với bài nghe, bài đọc không có độ khó tăng dần mà hoàn toàn là ngẫu nhiên (ngoài ra còn phụ thuộc vào đề tài có thể quen thuộc với thí sinh)

3. WRITING

Là 1 bài thi gồm 2 bài tập trong thời gian chính xác là 60 phút (thí sinh phải tự phân phối thời gian), gồm 1 bài về mô tả 1 biểu đồ, 1 quá trình, 1 hiện tượng được biểu diễn giới dạng hình vẽ; 1 bài là bài luận về 1 chủ đề đưa ra.

4. SPEAKING

Là 1 bài nói trong thời gian khoảng 12-15 phút, gồm 3 phần

Phần 1: Trả lời các câu hỏi về các chủ đề chung chung như gia đình, sở thích, quê hương,…

Phần 2: Người hỏi sẽ đưa cho bạn 1 yêu cầu về mô tả 1 sự việc hiện tượng có liên quan đến bạn, trong yêu cầu sẽ có 4 gợi ý để thí sinh có thể dễ dàng phát triển ý. Thí sinh có 1 phút để suy nghĩ và nhiều nhất là 2 phút để trả lời. Kết thúc phần trả lời, người hỏi có thể sẽ hỏi thêm 1 đến 2 câu hỏi.

Phần 3: người hỏi sẽ hỏi bạn các câu hỏi về chủ đề liên quan tới hiện tượng và sự việc mà bạn đã trình bày ở trên.

Các câu hỏi ở phần này thường là các loại sau:

1. Discuss (bàn luận): Discuss the role of movies in society today

2. Compare (so sánh): Compare products in your country with those made overseas

3. Speculate (dự đoán): How might the tourist industry in your country change in the future

4. Analyse (phân tích): What are the advantages/disadvantages of being a movie star?

5. Explain (giải thích): Explain why you cannot learn English only from book

6. Evaluate (ý kiến): Do you think television has helped to make the world a better place to live.

II. CÁCH CHẤM ĐIỂM

· Overall band score: Lấy tổng điểm chia 4 và có phương thức nhân đạo là làm tròn lên.

Nếu bạn được 6.5 *2, và 6 *2 hoặc tương đương (7, 6 *3) thì bạn được 6.5 overall. ·

Listening & Reading: điểm sẽ được chấm dựa trên số câu mà thí sinh làm đúng, thang điểm như sau:

Writing tiêu chí chấm là dựa trên 3 chỉ tiêu: Task Fulfillment (TF), Communicative Quality (CQ), Grammar + Logistic (G+L). Dưới đây là khái quát qua về các chỉ tiêu

– TF: là chỉ tiêu về việc hoàn thành đề bài; cấu trúc bài có chuẩn không: mở bài + câu thesis, cấu trúc body paragraph, kết bài; bài viết có trả lời được câu hỏi của đề bài

– CQ: chủ yếu là về từ ngữ sử dụng có phong phú, formal, đúng chuẩn academic, hợp lý…

– G+L: ngữ pháp, độ logic, chặt chẽ của câu trả lời

· Speaking cũng bao gồm TF, CQ, GL và Pronunciation+Body Language P+B: dĩ nhiên là độ chuẩn của pronunciation và cách thí sinh giao tiếp với examiner

III. YẾU QUYẾT CHI TIẾT ĐỂ LUYỆN CÁC SKILL IELTS

1. LISTENING

Trong 4 kỹ năng thì nghe là kỹ năng lên rất chậm và lên từ từ không thể tạo 1 bước nhảy vọt như 3 kỹ năng còn lại. Kỹ năng này đòi hỏi phải train đều đặn thường xuyên và cũng là kỹ năng mà biết thêm các yếu quyết cũng không thực sự giúp bạn được nhiều lắm

1. Trước khi nghe:

(các tip được trình bày theo trình tự trước sau)

– Đọc kỹ hướng dẫn và ví dụ của bài, các ví dụ này không chỉ giúp bạn đoán khi cần mà bạn thường phải dựa vào thì, dạng từ, kiểu số ít số nhiều để viết đáp án của bạn cho chính xác về dạng từ và ngữ pháp, đặc biệt là phần section 3,4

– Đọc, hiểu câu hỏi và gạch chân các keyword của câu hỏi, hiểu rõ nội dung câu hỏi sẽ giúp cho bạn hiểu mình cần nghe gì.

– Dựa vào kiến thức bản thân trả lời 1 số câu hỏi, các bài nghe đều dựa vào thực tế nên bạn hoàn toàn có thể trả lời nếu biết về vấn đề này từ trước

– Đoán từ sẽ được sử dụng làm đáp án (dạng từ (dtừ, ttừ, đtừ, gerund or infinitive, là dạng số hay là dạng ngày tháng,…)

– Đối với câu có nhiều đáp án: * Tìm những phần giống nhau và phần khác nhau ở các đáp án và hiểu mình cần nghe cái gì * Cố gắng đoán và gạch bỏ nhưng đáp án nghiễm nhiên sai

– Đối với dạng biểu đồ: * Điền các thông tin có sẵn để giúp cho bạn có thể dễ dàng theo dõi khi nghe

– Tạo ra các dạng viết tắt của câu trả lời để tiết kiệm thời gian khi vừa nghe vừa điền đáp án

2. Khi nghe:

– Thư giãn, thả lỏng người trước khi bắt đầu nghe và lúc hết các phần

– Khi nghe chỉ nghe các stress, vì các câu trả lời sẽ chỉ nằm ở đó

– Đối với loại nhiều đáp án: trong khi nghe, xoá các đáp án mà không phù hợp (khiến cho ta tập trung theo dõi cả đoạn nói chứ chỉ nghe đáp án sẽ rất dễ mất tập trung do thường bài nói sẽ nhắc đến đủ các đáp án đưa ra)

– Chú ý vào các từ được nhắc lại nhiều lần, 90% đó là từ đáp án, với xác suất đó nếu bạn không nghe rõ thì cứ điền từ bạn nghe thấy nhắc lại nhiều lần.

3. Sau khi nghe:

– Sau khi nghe các bạn sẽ có 10 phút để điền đáp án, nên nhớ là bạn không bị trừ điểm cho những câu sai nên hãy cố gắng điền tất cả những gì bạn có thể nghĩ cho những câu bạn không nghe thấy

– Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người nghe được bài mà vẫn mất điểm đó là lỗi khi chuyển đáp án từ bài nghe sag tờ giấy thi, vì vậy hãy tập thói quen chuyển đáp án mỗi khi bạn luyện tập ở nhà

– Những lỗi thường gặp khi transfer (xem thêm phụ lục Transfer strategies): + Số ít số nhiều.

+ Thì của động từ.

+ Không viết hoa từ cần phải viết hoa (tên riêng, đứng đầu câu,..).

+ Dạng của từ (động từ, danh từ, tính từ)

– rất quan trọng nhất là trong bài phải điền không quá 2,3 từ nhưng đáp án bạn nghe được lại có nhiều từ hơn buộc bạn phải rút gọn.

+ Đơn vị (tiền tệ, đo lường).

+ Nhiều hơn 1 đáp án (phải điền đúng thứ tự – luôn kiểm tra với Reading Booklet và Answersheet mỗi khi sang phần mới, nếu sai thứ tự 1 câu là mất cả. Chú ý câu bị bỏ trống không làm được).

+ Lỗi spelling (chú ý ngay từ khi bạn bắt đầu học tiếng Anh).

+ Sở hữu (‘s).

Cách đơn giản nhất để tránh các lỗi này là so sánh với các ví dụ xung quanh

4. Kinh nghiệm luyện nghe của bản thân

Listening whenever you are not sleep!

– Nghe BBC Radio, xem film, làm các bài nghe,.. nghe nhiều sẽ giúp bạn rất nhiều, hãy cứ để tiếng Anh khi đang làm việc khác để luyện cho tai bạn quen với việc nghe trong hoàn cảnh không tập trung.

– Khi làm bài nghe IELTS mình luôn cố gắng như thi thật (nghe tai nghe, thư giãn và tuân thủ các bước 1 một cách đầy đủ, transfer đáp án sau khi nghe xong).

2. READING

– Đọc là kỹ năng dễ lên nhất trong các kỹ năng, theo mình là thế mạnh của thí sinh VN. Lý do là thí sinh VN rất giỏi trong việc áp dụng tips mà với phần reading thì tips có tác dụng rất lớn với điểm của bạn.

– Reading everything that is written in English as much as you can.

– Chú ý là bạn sẽ không có 10 phút như phần Listening để transfer, do đó làm xong Passage nào thì “xào” luôn bằng cách transfer câu trả lời cho cả đoạn đó vào Answer Sheet.

1. Tips of ACET:

– Yêu cầu đầu tiên của việc làm bài đọc là quên hết những điều bạn đã biết về đề tài này và sử dụng chỉ những hiểu biết cung cấp trong bài để làm các câu hỏi, đặc biệt trong phần T, F, NG.

– Hiểu tiêu đề.

– Hiểu yêu cầu của các câu hỏi (đọc thật kỹ), cực quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hiểu là bạn phải làm gì, làm như thế nào và nếu bạn làm sai thì dĩ nhiên là bạn sẽ mất điểm rồi.

Một lỗi thường thấy là các bài True, False, Not Given có lúc lại là Y, N, NG, có lúc là Y, N, NI (no information), và nếu như trong bài True False mà bạn điền Yes No hoặc ngược lại thì bạn cũng không được tính điểm dù đúng.

– Hiểu câu hỏi, gạch chân các keyword và các limiting word (no, some, most, all,.. bẫy)

– Nên giành các phần câu hỏi mà có thể xác suất đoán được đáp án sau và làm các câu tìm từ trước nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và giành 3 phút cuối giải quyết các câu này nếu bạn vẫn chưa làm xong bài. Với loại câu Multiple choices, hãy chọn B hoặc C hết, còn với câu T, F, người hãy chọn tất cả T hoặc F.

– Giống như phần nghe, bạn không bị trừ điểm nếu trả lời sai, nên hãy nhớ điền đủ đáp án

Multiple choices:

+ Tìm các phần giống và khác trong các câu trả lời

+ Gạch bỏ các đáp án không đúng trong quá trình trả lời (bởi nhiều khi câu trả lời không lộ rõ mà chỉ có thể tìm ra bằng cách gạch đủ các đáp án sai).

True, False, Not Given:

* Khoanh tròn đáp án bạn phải điền trước khi làm để nhớ (True hay là Yes,..).

* Gạch chân keyword và limiting word.

* Tìm các từ đó trong bài và so sánh lượng thông tin trong câu hỏi và bài đọc, nếu có mặt tất cả thì là Y hoặc T, nếu có mặt đủ và 1 từ không đúng với từ khoá thì là F hoặc N, còn không có mặt đủ thì là NG. Nếu trong 1 câu mà chưa có đủ các key của câu hỏi đừng dừng hãy đọc thêm 1-2 câu nữa bởi rất có thể các từ còn lại sẽ nằm phía dưới.

* Chú ý việc so sánh các limiting word nhé, ví dụ như nếu trong bài viết là khoảng 40% cái đấy làm sao đó mà trong câu hỏi viết là most of cái đấy thì là F vì most tương đương với >50%.

* Các câu hỏi này thường theo cùng trình tự với các đáp án trong đoạn văn (vì vậy nếu bạn không tìm được đáp án câu x hãy bỏ đi làm câu x+1 nếu bạn tìm thấy đáp án, thì có 90% là đáp án câu x nằm trong đoạn văn giữa đáp án câu x-1 và câu x+1, nếu bạn vẫn không tìm thấy thì cứ cho NG, có 90% cơ hội bạn ăn điểm)

* Trong phần này có loại câu hỏi ý kiến của tác giả (view point question) mang tính chất là một overview về bài đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn tổng quan, đặc điểm để nhận ra các câu này là nó không có từ định lượng đi kèm, và để tìm đáp án thường là ở đoạn mở đầu hoặc đoạn kết luận của bài hoặc là một cái nhìn tổng quan cả bài.

Match headings:

(Đây thực sự là dạng bài rất khó đối với mình khi sử dụng các cách này và mình sẽ trình bày 1 cách khác theo kinh nghiệm cá nhân ở dưới này).

* Đọc câu đầu và câu topic của mỗi đoạn để tìm ý chính (có thể sau khi đọc xong cả đoạn cũng chưa muộn).

* Tạo nên một bản đồ về bài đọc bao gồm ý chính của mỗi đoạn theo 1 trình tự logic nào đó. Mỗi đoạn bạn nên biết ý chính của cả đoạn và ghi luôn bên cạnh. Khi bạn đã xây dựng được bản đồ cho cả bài rồi thì sẽ rất hữu ích cho các câu hỏi khác.

Fill in blank (tìm từ trong bài để điền vào chỗ trống):

Đọc câu hỏi để biết key words (chú ý đến các con số nếu có), xác định cả bài điền từ sẽ nằm trong đoạn nào của bài văn, nên khoanh tròn luôn từ đó trong bài kèm theo ghi chú là đáp án câu này, điều này sẽ giúp cho bạn tránh sai sót khi chép lại đáp án vào giấy thi bởi trong lúc thi nếu bạn thực hiện 2 công đoạn ghi lại là từ bài đọc vào câu hỏi, rồi từ câu hỏi ra tờ giấy thi sẽ rất dễ nhầm.

Đối với một số câu về mô hình hay quá trình: sử dụng dữ liệu của đề bài để vẽ lại quá trình đấy, mọi thứ trở nên dễ hiểu và dễ theo dõi và dễ hình dung hơn.

– Hãy nhớ là đừng bao giờ dừng đọc bài và tìm đáp án khi bạn chưa tìm thấy đủ thông tin để xử lý hết những thông tin đưa ra ở câu hỏi.

2. Tips of 4rums

– Trong lúc luyện đọc ở thư viện ACET, mình luôn tuân theo các tips mà được dạy tuy nhiên lúc đó mình làm rất đều tay khoảng 30-32 câu 1 bài, dễ hay khó không quan trọng và rất hay sai lỗi lặt vặt hay bỏ quên, không tìm thấy đáp án, Vì vậy mình đã đi xem 1 số 4rum về cách đọc và mình tìm thấy tip của 1 bác Ấn độ thi được 8.5 hay 8. gì đó: bác ý viết là nếu muốn điểm cao khi thi đọc thi không có cái gì gọi là scanning hay skimming cả, nên “get deep in the text”.

– Và mình đã áp dụng cách này khi thi: tức là đọc và hiểu toàn bộ bài trước khi đọc câu hỏi, sau đó mình cảm thấy làm bài rất trôi, khi làm nhận ra ngay là mình cần tìm ở chỗ nào và hôm thi mình làm xong bài đọc chỉ mất có hơn 50 phút 1 tẹo. Tuy nhiên theo mình thì tips này chỉ giành cho ai đã làm được ít nhất là 30 câu đều 1 chút và muốn nâng điểm số lên. Cách của ACET sẽ giúp các bạn lấy được 6->6.5 thậm chí là 7 khá ngon.

3. Kinh nghiệm luyện đọc của bản thân:

– Đọc nhiều và rút kinh nghiệm mỗi câu sai mà bạn gặp trong bài luyện, hiểu rõ sao mình sai sẽ giúp mình tránh những sai lầm ngớ ngẩn và nâng cao khả năng đọc.

– Kiểm soát tốt thời gian và tìm cách nâng cao tốc độ đọc (ngay cả khi bạn đọc báo, sách … tiếng việt bình thường).

– Hãy tập chuyển đáp án sau mỗi phần đọc, riêng với phần 3, hãy chuyển đáp án ngay sau khi bạn hoàn thành mỗi 1 bộ câu hỏi, bởi trong khi thi đọc không ai nhắc bạn về giờ giấc, ngoài ra nếu hết 60 bạn sẽ không được phép viết thêm, bởi mấy người trông cái này ghê lắm không mong viết nốt viết cố đâu.

3. SPEAKING (Good Pronunciation + Grammar + Vocabs – xem thêm Overview)

– Luyện pronunciation, 1 điều quan trọng là bật các âm cuối “t”, “ed”, “s”, việc nhớ và bật các âm cuối sẽ điều chỉnh tốc độ nói của bạn và tạo cho examiner cảm giác là bạn đã cố gắng để phát âm chuẩn, chỉ cần bật các âm cuối là đủ vì nếu bạn quá quan tâm đến phát âm cả từ, fluency của bạn 100% sẽ bị ảnh hưởng.

– Cần phải tập nói câu hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp ngay, vì các examiner không chú trọng các bạn 1 accent nhưng Anh hay Mỹ chuẩn bằng một cách diễn đạt đúng ngữ pháp, đặc biệt là verb-subject agreement (chủ ngữ số ít thì động từ số ít,..), vì đối với người nước ngoài đây là 1 lỗi sơ đẳng của học sinh tiểu học, nên dù nói hay viết bạn cũng phải quan tâm. Một cách hay để tránh lỗi ngữ pháp trong phần 2 bài nói là khi chuẩn bị nói bạn ghi lên trên tờ giấy mà bạn chuẩn bị ý thì của động từ mà bạn sẽ dùng, hiện tại hay quá khứ.

– Khi trả lời câu hỏi đừng khiến việc hỏi trả lời trở nên cứng nhắc, hãy làm sinh động hoá câu trả lời của bạn bằng 1 số cách sau:

+ Đưa những comment về câu hỏi: That’s interesting. I was watching a program about that last week.

+ Gắn câu hỏi với các kinh nghiệm của bạn: It’s a tough question because I am not an economist.

+ Phân câu hỏi của bạn ra thành nhiều phần: Basically, there are three ways to look at this problem. One way is to..

+ Sử dụng modals, linking words, idioms và cố gắng tránh sử dụng những từ ở trình độ quá thấp như good, bad, big, small,..

+ Cố gắng đừng nhắc lại các từ đã dùng trong câu hỏi dùng các từ đồng nghĩa khác trong câu trả lời của bạn. Tốt nhất là bạn hãy xây dựng cho mình 1 bộ connecting và linking words mà bạn sẽ dùng trong kỳ thi, để khi đi thi bạn chỉ việc nhét nó vô theo 1 trình tự, không sợ bi lặp lại, bởi bạn cũng chỉ thi 1 lần thôi nên bộ từ đấy cũng không cần phải quá đa dạng khoảng 4,5 từ quay vòng là OK.

– Một điều cần chú ý là đảm bảo rằng bạn hiểu câu hỏi, nếu bạn không hiểu thì bạn hoàn toàn có thể hỏi lại, giải đáp đến khi bạn hiểu câu hỏi là nghĩa vụ của examiner và bạn cũng sẽ không bị trừ điểm vì điều này nhưng sẽ bị trừ điểm nếu bạn không hiểu mà vẫn cố trả lời.

– Về giao tiếp với examiner:

+ Họ là giáo viên chấm chứ không phải là bạn của bạn, đừng cố tạo ra một môi trường thoải mái bằng cách bắt chuyện hay hỏi 1 vài câu, bởi họ chắc chắn sẽ không đáp lại bạn đâu, điều này sẽ có tác động ngược lại làm cho bạn cảm thấy không thoải mái đấy. Tuy nhiên khi mới vào bạn có thể nói về thời tiết, hỏi sức khoẻ ngay sau khi câu chào. Tốt nhất là cứ coi họ là người nghe và đừng quá để ý đến thái độ của họ bởi nếu không may mắn bạn có thể gặp một examiner mặt cứ khó đăm đăm, thậm chí là ngáp khi bạn đang nói (như bạn tôi thi đợt 26/7 vừa rồi).

+ Bỏ ngay 1 số câu quen miệng: “you know” (họ mới chỉ gặp bạn 1 lần và họ chả biết gì về bạn cả, câu nói này rất dễ gây phản cảm), “Yes, of course” (tôi đã bị chính giáo viên ACET “sửa” vì như vậy có nghĩa bạn nói that is a stupid question, có thể thay bằng “yes, absolutely/ certainly” ).

+ “Just answer the question and shut up” đây là lời khuyên của Michel Jones, giám đốc ACET HN. Khi trả lời câu hỏi hãy xác định bạn cần trả lời gì và biết nhiều nói nhiều, biết ít nói ít, đừng nói lung tung.

– Luyện tập nói hàng ngày có tác dụng rất tốt với bạn nhưng phải là tập nói đúng cách. Quan niệm là chỉ cần trôi chảy và có ý hay là được là một quan niệm sai lầm với người thi IELTS, vì vậy nếu bạn vẫn thường luyện tập với bạn mình hãy yêu cầu họ sửa phát âm cho mình, còn tốt nhất là tập nói với native speaker. Nhưng nếu bạn không có những cơ hội như vậy thì hãy kiếm các giáo trình giao tiếp để luyện nói theo, English File là một giáo trình rất hay mà tôi recommend.

– Luyện nói là một trong những kỹ năng rất khó, rất “painful”, đòi hỏi kiên nhẫn, và rất khó nhận ra sự tiến bộ của mình, nhưng kết quả thì sẽ rất cool, bởi nếu bạn có thể nói chuẩn thì sẽ tạo thiện cảm ngay lập tức với bất kỳ ai giao tiếp với bạn.

– Đọc nhiều, xem nhiều các phim tài liệu, đề tài về các chủ đề xã hội như thời trang, ăn uống, du lịch, môi trường, kinh tế,.. sẽ bổ sung cho bạn vốn từ để bạn sử dụng. Và vì nói thì không cần formal lắm nên các slang bạn học được ở phim hay qua bạn bè sẽ phát huy tác dụng rất tốt.

4. Writing (xem thêm phụ lục chấm điểm)

Những qui định của 1 bài viết formal

– Không được dùng contraction (như I’d like, we’re..).

– Không bắt đầu câu với but hoặc and. – Không được dùng abbreviation (viết tắt).

– Không được viết etc,…

– Không được đưa ý kiến cá nhân vào.

– Không dùng personal pronoun (I,we,you,your,us, mine, yours)

– Thực ra trong phần mở bài hay kết luận vẫn có thể dùng nhưng lời khuyên của mình là quên nó đi, không việc gì phải dùng khi bạn đã có thể viết hẳn 1 phần chính mà không có nó ·

Task 1: (xem thêm phụ lục kèm theo)

Yêu cầu đầu tiên là sự chính xác, bởi vì bạn có 1 hình để tuân theo vậy hãy mô tả thật chính xác nhưng gì diễn ra trong cái hình đó, dùng modify language để tăng độ chính xác cho bài, ví dụ như thay vì higher bạn hãy dùng slightly …, just … hoặc far …

– Đừng bao giờ lo lắng về thì của bài viết vì thì quá khứ luôn đúng bởi bài report luôn phải được viết trước khi bạn biết đến nó (tất nhiên trừ khi trong bảng có những số liệu ước tính của năm sắp tới)

– Hãy sử dụng ngữ pháp đơn giản nhưng với các từ ngữ phức tạp. Đừng cố tạo ra các câu phức tạp bởi nhiều khi bạn sẽ người đọc bị rối, thay vào đó hãy sử dụng từ một cách đa dạng, tránh làm cho 1 từ bị lặp đi lặp lại tìm và sử dụng các synonym của nó.

– Một số grammar tricks rất thích hợp cho writing task 1: + After, Before + Ving + By time, Sub + past perfect + V + Time + past simp + movement + Except for, apart from + sub + Cấu trúc đi với respectively – Hãy xây dựng 1 cấu trúc bài hợp lý: với mỗi xu hướng nên viết 1 đoạn.

– Nếu bạn viết hết rồi mà vẫn không đủ từ thì hãy viết thêm kết luận bởi thông thường task 1 không cần kết luận nhưng nếu thiếu từ đừng ngần ngại tổng kết những gì đã viết

· Task 2: (xem thêm phụ lục và Over view)

– Xác định rõ chủ đề mà bạn cần viết, xây dựng câu thesis càng rõ ràng càng tốt, nắm rõ cấu trúc của 1 đoạn văn kiểu Anh

– Có 2 cách viết phổ biến là kiểu 3-5-5-5-3 giành cho one-sided argument, tức là 3 câu mở bài, thân bài gồm 3 phần mỗi phần 5 câu, kết 3 câu (nếu bạn ủng hộ 1 bên thì bài viết của bạn nên có 3 ý thì mới gọi là “strong”); kiểu thứ 2 là 3-7-7-3 giành cho two-sided argument, 3 câu mở, thân bài có 2 phần, phần 1 7 câu gồm ít nhất 2 ý về 1 khía cạnh, phần 2 7 câu gồm ít nhất 2 ý về khía cạnh còn lại, kết 3 câu)

– Bố trí các ý theo thứ tự từ tầm vĩ mô đổ xuống. VD với 1 bài về traffic jam, ý đầu tiên nên về thế giới: đó là ô nhiễm không khí, khí thải, ý thứ 2 về xã hội: đó là tai nạn, hệ thống đường sá, thứ 3 hãy viết về bản thân: trễ giờ làm, có hại cho sức khoẻ.

– Sử dụng ví dụ (examiner rất thích) sẽ làm cho bài viết có bạn có tính xác đáng hơn. Nếu bạn không biết 1 VD cụ thể nào thì cứ dựa vào những gì bạn biết mà phịa ra 1 ví dụ hợp lý ^^, không có người chấm bài nào đi check ví dụ của bạn đúng hay sai đâu miễn là nó hợp lý, nhớ là có source nhé, ví dụ như according to a recent study of Vietnamnews, …

– Cũng như nói, nếu bạn gặp vấn đề về từ ngữ hãy xây dựng sẵn cho mình một list các từ nối theo thứ tự để đỡ mất công nghĩ trong lúc viết, đằng nào thì bạn cũng chỉ thi 1 lần mà

Kinh nghiệm luyện viết

Đặc biệt khi thi IELTS, bạn phải tập “time writing” nhiều lần để thành thục việc viết bài 1 trong 20 phút và bài 2 trong 40 phút.

Theo các giáo viên của tôi ở ACET thì với task 1 5 phút đầu tiên là định hình mình định viết gì, tìm các từ đồng nghĩa với chủ đề mà bạn sẽ phải nhắc lại nhiều lần, 10-12 phút viết, và 3-5 phút cuối để editing; với task 2 cũng vậy 10 phút đầu để gạch dàn ý, chia nhỏ các ý và tìm các ví dụ cho mỗi ý bạn đinh viết, 25 phút viết và 5 phút editing.

Thực sự trong quá trình ôn tập tôi hầu như không luyện viết nhiều nên khi đi thi viết 2 bài mỗi bài 30 phút :”>(giờ hối hận kinh khủng T_T).

Nguồn: https://www.tuhocielts.vn/



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Gia sư tiếng Anh tại nhà TPHCM chất lượng tốt nhất

Gia sư tiếng Anh đang là hình thức được nhiều người từ phụ huynh, học sinh đến những người đi làm lựa vì sự tiện lợi mà nó mang đến. Ở một t...