TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào?
TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào?Bởi vì các trường Đại học muốn chắc chắn rằng bạn có kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh cần thiết để học tập và nghiên cứu tại trường của họ, nên gần như tất cả các tổ chức giáo dục Đại học đều yêu cầu sinh viên phải có một chứng chỉ tiếng Anh. Và TOEFL, IELTS là hai bài kiểm tra để đánh giá trình độ tiếng Anh được tiêu chuẩn hoá và sử dụng thông dụng nhất. Một trong những câu hỏi thường xuyên mà tôi (Walton Burns) thường được nghe đó là: “Giữa hai dạng thức TOEFL và IELTS, tôi nên chọn cái nào?” Theo ý kiến của tôi, câu trả lời còn phụ thuộc vào dạng thức nào mà bạn sẽ làm tốt hơn so với cái còn lại, cũng như là kế hoạch mà bạn dự định sử dụng chứng chỉ đó trong tương lai. Bài viết này sẽ là đưa ra hướng giải quyết cho bạn để chọn ra dạng thức kiểm tra phù hợp với bạn nhất
Cấu trúc dạng thức TOEFL
Bắt đầu từ đầu năm 2008, dạng thức kiểm tra của TOEFL hầu như chỉ được đưa ra dưới dạng iBT (Internet Based Testing). Dạng thức này bao gồm 4 phần:Reading
Phần Reading yêu cầu bạn đọc từ 4 tới 6 đoạn văn học thuật với trình độ Đại học và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về những thông tin đưa ra trong đoạn văn. Câu hỏi sẽ kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản của bạn, nắm
bắt ý tưởng chính, các chi tiết quan trọng, từ vựng, suy luận, các biện pháp tu từ và văn phong của đoạn văn
Listening
Phần Listening bao gồm từ 2-3 cuộc hội thoại và 4-6 bài giảng học thuật của giảng viên. Các tình huống đưa ra trong bài nghe sẽ liên quan đến cuộc sống tại các trường Đại học, ví dụ như một cuộc hội thoại giữa một sinh viên và người quản lý thư viện về việc tìm tài liệu nghiên cứu hoặc một bài giảng trong lớp học lịch sử. Các câu hỏi sẽ được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm và sẽ hỏi về các chi tiết quan trọng, suy luận, giọng điệu và từ vựng. Các cuộc hội thoại và bài giảng rất tự nhiên và bao gồm tiếng Anh không trịnh trọng trong đời sống, có thể bị gián đoạn bởi tiếng ồn như “uh” hoặc“uhm”
Speaking
Phần Speaking của bạn sẽ được ghi âm lại. Bạn sẽ nói vào micro và giám khảo sẽ lắng nghe câu trả lời của bạn vào một ngày sau đó và chấm điểm khả năng Speaking của bạn. Hai câu hỏi đầu sẽ hỏi về những chủ đề quen thuộc trong đời sống và sau đó yêu cầu bạn cho ý kiến của bạn và/ hoặc mô tả một cái gì đó quen thuộc với bạn, ví dụ như quê của bạn hoặc giáo viên yêu thích của bạn. Hai câu hỏi sau sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ một văn bản và một cuộc trò chuyện, và có thể hỏi ý kiến đánh giá của bạn về vấn đề đưa ra. Hai câu hỏi cuối sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ cuộc hội thoại ngắn. Một lần nữa, các chủ đề của các cuộc hội thoại luôn luôn liên quan đến chủ đề trường Đại họcWriting
Cuối cùng, trong phần Writing sẽ có 2 bài tiểu luận ngắn. Một bài sẽ yêu cầu bạn viết ý kiến cá nhân của bạn về một chủ đề rộng, ví dụ như “Đối với bạn, sống ở vùng quê với thành thị thì vùng nào là tốt hơn?” Bài luận còn lại sẽ yêu cầu bạn tóm tắt thông tin từ đoạn văn và bài giảng (Thông thường thì ý kiến đoạn văn và bài giảng sẽ không đồng ý với nhau) và do đó bạn sẽ phải cần so sánh và đưa ra sự tương phản, hoặc tổng hợp lại những thông tin mâu thuẫn với nhau
TOEIC cho người mới bắt đầu
Bạn muốn tham gia kì thi Toeic nhưng trình độ tiếng Anh của bạn còn quá kém,
một lời khuyên dành cho bạn là không nên tham gia ngay vào các lớp luyện thi
TOEIC. Thay vào đó bạn hãy học tiếng Anh căn bản trước và nhớ chú trọng vào
ngữ pháp, từ vựng và 2 kỹ năng listening, reading. Đây là phương pháp giúp bạn
cải thiện được các kĩ năng của mình. Hãy kiên trì, bạn sẽ thấy được kết quả trong
vài tháng.
Dưới đây là nội dung kiến thức ưu tiên cần học để giúp một số bạn không biết bắt
đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào và dành cho người mới bắt đầu.
TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP – PHÁT ÂM
TỪ VỰNG
- Ưu tiên hàng đầu là những hành động của con người: eat, drink, take, bring,
sleep, hold, look, see,… Các bạn nên học theo cụm từ đừng học từng từ vì sẽ khó
nhớ và ít có khả năng ứng dụng cao ví dụ như: see a man, sleep at 10 p.m, hold a
pen…
- Thứ 2 là đồ vật thông thường. Phần này các bạn nên học theo chủ đề ví dụ như “ở
trong nhà”, ” ở trong công ty”, các loại máy móc, xe cộ,…
- Thứ 3 là những tính từ mô tả như beautiful (đẹp), tall (cao), excellent (xuất xắc).
Các bạn nên học những tính từ thông qua những nhiệm vụ miêu tả người hoặc vật.
Ví dụ bạn từ miêu tả bản thân hoặc 1 đồ vật thì bạn cần những từ nào thì bạn học
những từ ấy như I am tall, handsome and funny. I have a big dog. it’s very
intelligent. I have a wooden table… Học với những ví dụ sát với thực tế cuộc sống
của bạn sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
- Bạn nên học một số từ nối cơ bản như But (nhưng), So ( vì thế), And (và), Tuy
nhiên ( however),… để có thể diễn đạt lưu loát hơn khi viết và nói.
NGỮ PHÁP
- ở trình độ này bạn chỉ cần nắm vững các thì sau:
1. Hiện tại đơn, tiếp diễn, hoàn thành
2. Quá khứ đơn, tiếp diễn, hoàn thành
3. Tương lai đơn
- Mệnh đề If và wish
- Gerund và Infinitive
- 50 động từ bất quy tắc thường gặp
Tất cả những điểm ngữ pháp trên có đầy ở trên mạng internet. Bạn chỉ cần google
là có ngay những bài giảng thật hay và chi tiết.
PHÁT ÂM
- Bạn muốn học tốt phát âm thì youtube là một công cụ tuyệt vời. Chỉ cần gõ Basic
Vocabulary English / English pronunciation bạn sẽ nghe được giọng người bản xứ
phát âm rất rõ ràng những từ bạn cần học.
-Nếu bạn muốn biết cách phát âm một từ nào đó, bạn có thể dùng từ điển có sẵn
trong máy hoặc vào google gõ từ bạn cần đọc + từ “dictionary” thì bạn sẽ có ngay
đường link vô trang từ điển online. Ở đó, có biểu tượng hình cái loa, bạn nhấp vào
sẽ được nghe giọng người bản xứ phát âm và bạn nhớ lặp lại nhé.
- Khi học phát âm nhớ để ý những nét tương đồng và dị biệt với tiếng Việt
- Học phát âm thì phải dùng cái tai và cái miệng nhé và chỉnh phát âm là phải
chỉnh ngay tiếng nói trong não của bạn chứ không phải tiếng phát ra từ miệng của
bạn mà thôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét